Chủ tịch ký thay Giám đốc trong Hợp đồng kinh doanh có hợp pháp?
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật, để anh tham khảo như sau:
Người đại diện theo pháp luật: "3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền (khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
"5. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty” (khoản 5 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
Chủ tịch Hội đồng quản trị: "3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị; d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị; đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị; e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty” (khoản 3 Điều 152 Luật doanh nghiệp năm 2014).
Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện: "Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện” (khoản 1 Điều 145 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Trường hợp trong điều lệ Công ty X quy định: Chủ tịch HĐQT (ông A) có thẩm quyền ký kết hợp đồng với đối tác khi ông B - người đại diện theo pháp luật - không ở Việt Nam, hoặc khi ông B đi công tác có ủy quyền cho ông B ký kết hợp đồng với đối tác thì hợp đồng mà ông A (đại diện Công ty X) ký với Công ty Y là đúng thẩm quyền, có hiệu lực giữa Công ty X và Công ty Y.
Trường hợp trong điều lệ Công ty X không quy định, hoặc thời gian B đi công tác chưa đến 30 ngày mà không ủy quyền ký kết hợp đồng cho ông A, thì việc ông A (đại diện cho công ty X) ký hợp đồng với Công ty Y là không đúng thẩm quyền. Hợp đồng do ông A ký với Công ty Y chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với Công ty X khi việc ông B (đại diện Công ty X) ký kết hợp đồng với Công ty Y đã được ông A - người đại diện theo pháp luật - đồng ý, hoặc biết mà không phản đối (công nhận). Trường hợp còn lại, hợp đồng vẫn phát sinh hiệu lực nhưng chỉ là giữa Công ty Y và cá nhân ông B
Thư Viện Pháp Luật