Về mức lương bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Về cộng nối thời gian công tác trong quân đội
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 8/11/2013 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ, thì:
“Quân nhân, công an nhân dân đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có tham gia đóng BHXH bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTgngày 08/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005; Quyết định số 142/2008/TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTgngày 20/8/2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH”.
Như vậy, ông Chí nhập ngũ tháng 3/1975, phục viên tháng 6/1990; tháng 8/1992 tham gia công tác tại xã và được bầu các chức danh như đã nêu; do đó, nếu ông chưa nhận trợ cấp một lần theo các quyết định nêu trên thì ông được cộng thời gian trong quân đội (từ tháng 3/1975 – 6/1990) với thời gian công tác sau này để làm căn cứ tính hưởng chế độ BHXH.
Về mức lương bình quân 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu
Về mức lương bình quân 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu thấp hơn mức lương 5 năm trước khi phục viên: Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 1 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP thì: “Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo điểm a, điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu”.
Đối chiếu với quy định trên, ông Chí phục viên tháng 6/1990, đến tháng 8/1992 (sau hơn 2 năm) mới tiếp tục công tác tại UBND xã. Như vậy, ông không thuộc đối tượng chuyển ngành nên không được tính hưởng chế độ như quân nhân chuyển ngành và không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Về hưởng phụ cấp khu vực
Theo quy định tại điểm a, khoản 2 Công văn số 798/BHXH-CSXH ngày 30/3/2009 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 4/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/1/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thì:
“Thời gian đóng BHXH được tính hưởng trợ cấp khu vực một lần là tổng các tháng mà người lao động làm việc trước ngày 01/01/1995 được tính là thời gian đóng BHXH ở nơi có phụ cấp khu vực và các tháng từ ngày 01/01/1995 trở đi người lao động đóng BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực ở nơi có phụ cấp khu vực (có thể hiện trên sổ BHXH). Nơi có phụ cấp khu vực là các địa bàn xã và một số đơn vị nêu tại Phụ lục mức phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT”.
Hiện tại, trong Phụ lục mức phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT không có địa danh ở chiến trường nước bạn Lào. Do đó, không có căn cứ để tính hưởng phụ cấp khu vực đối với ông.
Thư Viện Pháp Luật