Đưa hối lộ cảnh sát giao thông bị xử lý thế nào?
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Điều 289 Bộ luật Hình sự quy địnhngười nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệuđồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì bị phạt tù từ 1năm đến chung thân tùy vào tính chất, hậu quả của hành vi. Ngoài ra, người phạmtội này còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
Tuy nhiên, cũng theo quy định tạiĐiều 289 Bộ luật hình sự, người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báotrước khi bị phát giác được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đãdùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ độngkhai báo trước khi bị phát giác có thể được miễn trách nhiệm hình sự và đượctrả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Trong trường hợp hành vi vi phạmchưa đủ yếu tố cấu thành nên tội đưa hối lộ nói trên thì có thể phải chịu tráchnhiệm hành chính.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị địnhsố 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, người nào có hành vi“đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ đểtrốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa đến mức truy cứu tráchnhiệm hình sự” bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, toànbộ số tiền, tài sản hoặc vật chất dùng để hối lộ người thi hành công vụ sẽ bịtịch thu theo quy định.
Như vậy, người có hành vi đưa tiềncho người đang làm nhiệm vụ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc hànhchính tùy thuộc vào tính chất hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm của họ gâyra.
Thư Viện Pháp Luật