Công trình cần xử lý ngay có thể chỉ định thầu?
Điểm a, Khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có quy định nội dung gói thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp “cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng”.
Khoản 1, Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu có quy định nội dung về quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 22 của Luật Đấu thầu. Theo đó, “Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu.
Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 7 và Điểm c, Khoản 1 hoặc Điểm b, Khoản 2, Điều 8 của Nghị định này”.
Từ các nội dung trên, đồng thời do các hạng mục, công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tuần Giáo bị hư hỏng do mưa lũ vào ngày 1/8/2015. Do vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư xét thấy gói thầu xây lắp của dự án không thuộc trường hợp cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng nên đề nghị cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định áp dụng hình thức đấu thầu đối với gói thầu xây lắp của dự án theo quy định hiện hành.
Thư Viện Pháp Luật