Yểm bùa, xem bói bị phạt thế nào?
Theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, người có hành vi “Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi” sẽ bị phạt tiền từ tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với những người tổ chức mà không áp dụng đổi với những người tham gia. Vì vậy, nếu vợ bạn cùng một số người đứng ra tổ chức lên đồng, xem bói, gọi hồn… mới bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nói trên.
Các hành vi của ông thầy cúng có thể bị xử phạt như sau:
Xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi “Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 nói trên.
Xử phạt hình sự: Ông thầy cúng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội hành nghề mê tín, dị đoan” theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) - hiện đang có hiệu lực thi hành. Theo đó:
- Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Thư Viện Pháp Luật