Quyết định về việc cấp di dời đối với nhà ở ven đô của UBND cho hợp pháp?
1. Đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp để đảm bảo xác định quyền sử dụng đất và điều kiện xây dựng: Theo thông tin bạn đưa ra thì diện tích đất đang có công trình xây dựng thuộc phần đất mà gia đình bạ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, diện tích đất trên thực tế lớn hơn diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trong sổ đỏ cũng ghi là chưa kiểm tra. Vì vậy, bạn có thể xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 5, Điều 98 Luật đất đai 2014, theo đó:
“5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này”.
2. Công nhận quyền sử dụng đất: Nếu trong quá trình kiểm tra hiện trạng, đối chiếu với các giấy tờ về quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính mà xác định diện tích đất mà gia đình bạn đang xây dựng không thuộc phạm vi đã được cấp giấy chứng nhận nhưng diện tích đó đã được sử dụng ổn định, liên tục theo quy định tại khoản 2, Điều 101 Luật đất đai năm 2013 và hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì gia đình bạn cũng sẽ được cấp bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đó.
Sau khi được xác định rõ tính pháp lý của thửa đất và xin cấp GCN QSD đất thì gia đình bạn có thể làm thủ tục xin cấp phép xây dựng và tiến hành xây dựng theo pháp luật. Hiện nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn không thể hiện rõ là phần diện tích đất đang xây dựng đã được công nhận quyền sử dụng đất nên UBND có quyền xử lý theo quy định.
3. Quy định về quản lý, bảo vệ đê điều:
Nếu gia đình bạn xây dựng nhà ở, công trình cạnh hệ thống đê điều thì gia đình bạn cần tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ đê điều.Theo quy định tại Điều 27, Luật đê điều 2006 thì:
“Điều 27. Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông1. Căn cứ vào quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông.
2. Căn cứ vào quy hoạch đã được điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này, việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được quy định như sau:
a) Những công trình, nhà ở hiện có trong khu vực đang bị sạt lở, những công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều thì phải di dời, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định của Luật này;
b) Những công trình, nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời; trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được mở rộng diện tích mặt bằng;
c) Những công trình, nhà ở hiện có phù hợp với quy hoạch thì được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng dự án di dân tái định cư, kế hoạch di dời và thực hiện việc di dời những công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch; quy định việc cấp giấy phép xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đối với công trình, nhà ở hiện có quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân có công trình, nhà ở phải di dời được xem xét bồi thường thiệt hại hoặc hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc di dời công trình, nhà ở quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này.Hay tại Điều 6, Nghị định 113/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành m ột số điều của Luật đê điều thì:
“Điều 6. Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo Điều 27 của Luật đê điều được quy định như sau:1. Trên cơ sở quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê do Chính phủ phê duyệt, quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của tuyến sông có đê trong phạm vi địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật đê điều;
b) Tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa theo quy hoạch;c) Xác định số lượng công trình, nhà ở phải di dời;d) Xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện việc di dời.
2. Thời gian di dời đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời được quy định như sau:
a) Công trình, nhà ở hiện có trong khu vực đang bị sạt lở phải di dời ngay để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân;
b) Công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 2 năm, kể từ ngày Luật đê điều có hiệu lực;
c) Công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phòng, chống lũ; quy hoạch xây dựng các công trình, nhà ở và các quy hoạch khác có liên quan) do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 5 năm, kể từ ngày Luật đê điều có hiệu lực thi hành.
3. Chính sách đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời được quy định như sau:
a) Công trình, nhà ở hợp pháp được bồi thường theo quy định của pháp luật;
b) Công trình, nhà ở không hợp pháp có thể được xem xét hỗ trợ; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định”.
Như vậy, tùy theo quy hoạch phòng chống lũ lụt trên địa bàn địa phương bạn mà Ủy ban nhân xã quyết định về việc có di dời đối với công trình nhà ở ven đê của gia đình bạn hay không – trong trường hợp việc sử dụng đất của gia đình bạn là hợp pháp. Nếu diện tích đất đó không đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn thì việc xây dựng đương nhiên là vi phạm và sẽ bị xử lý.
Thư Viện Pháp Luật