Lãi chậm nộp BHXH - BHYT - BHTN năm 2011

Em đang phụ trách phần BHXH của Công ty. Nhưng có một số vấn đề thắc mắc, vì vậy, em muốn hỏi ý kiến của các luật sư: 1. Mức lãi chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN năm 2011 là bao nhiêu? 2. Công ty Em nộp BHXH ban đầu, nhưng chậm 8 tháng, thì lãi chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN được tính như thế nào? 3. Hiện nay, em đang chuẩn bị nộp BHXH bổ sung cho 04 nhân viên, 01 nhân viên chậm so với hợp động lao động 04 tháng, 03 nhân viên còn lại, chậm so với HĐLĐ 03 tháng. Vậy, lãi chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN được tính như thế nào? Em chân thành cảm ơn các luật sư đã trả lời giúp em vấn đề này.

Mức phạt chậm đóng BHXH từ tháng 01/2010 - 12/2010 là 0,875%/tháng và 10,5%/năm;
Bạn cứ thế mà tính. Bạn có thể tham khảo cách tính sau:
 Công thức tính: Lt = D x K/12

Trong đó:

D: Số tiền nộp chậm thuộc các trường hợp phải tính lãi.

K: 10,5%/năm

Lt : Số tiền lãi phải nộp được tính hàng tháng

Việc tính lãi (không phải tính phạt) được quy định ở Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 và Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/2/2008 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.

Hoặc tham khảo theo cách bên dưới của năm 2008 để rút ra kết luận:

 

 

1) Cách tính số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi:
Số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi tháng này (D) là:
 

D = tổng số tiền nợ BHXH tháng trước liền kề - số phải nộp phát sinh BHXH của tháng trước liền kề - số tiền BHXH 2% để lại đơn vị phát sinh từ đầu quý. 

Trường hợp đơn vị có Phiếu đăng ký không giữ lại 2%: 
D = Tổng số tiền nợ BHXH của tháng trước liền kề – Tổng số tiền BHXH phải nộp phát sinh của tháng trước liền kề.

2) Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi:
- Thời hạn nộp tiền BHXH: Hằng tháng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đơn vị phải nộp tiền BHXH phát sinh trong tháng.
- Thời điểm tính lãi: Sau 01 tháng kể từ ngày quá hạn phải nộp BHXH.
- Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi: Kể từ tháng đầu tiên sau thời hạn nộp tiền. 
 

3) Công thức tính lãi:             
           L=Dx(K/12)

Trong đó:  
L : Số tiền lãi phải nộp phát sinh.
D : Số tiền chậm nộp phải chịu tính  lãi ( tính theo tháng).
K : Tỷ  lệ  % lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.

4) Lãi suất hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH:
- Tháng 01/2007-12/2007 là 8,40% / 1 năm = > 0,70% / tháng.
- Tháng 01/2008-05/2008 là 8,76% / 1 năm = > 0,73% / tháng.
- Tháng 06/2008-12/2008 là 14% / 1 năm = > 1,167% / tháng.
- Tháng 01/2009-05/2009 là 8% / 1 năm = > 0,667% / tháng.

5) Một số lưu ý:
* Lãi chậm nộp chỉ tính trên số tiền chậm nộp BHXH khi đã chậm từ 1 tháng trở lên. Như vậy lãi chậm nộp được ghi nhận theo nguyên tắc: tiền chậm nộp tháng 01/2008 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 02/2008 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 03/2008, tương tự tiền chậm nộp tháng 02/2008 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 03/2008 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 04/2008 v.v…

* Theo quy định của BHXH ViệtNam số tiền thực đóng BHXH, BHYT trong kỳ của mỗi đơn vị được phân bổ theo thứ tự sau:

- Tiền nợ BHYT kỳ trước chuyển sang (nếu có).
- Tiền BHYT phải đóng kỳ này.
- Tiền lãi do chậm đóng đến kỳ này (nếu có).
- Tiền nợ BHXH kỳ trước chuyển sang (nếu có).
- Tiền BHXH phải đóng kỳ này.

* Luật BHXH quy định đơn vị sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản… cho người lao động; Do đó, nếu đơn vị đã chọn phương án nộp đủ BHXH, BHYT thì phải có phiếu đăng ký “không giữ lại 2%” nộp cho Cơ quan BHXH trước ngày đầu quý (trường hợp đơn vị không nộp phiếu đăng ký xem như chọn phương án giữ lại 2%), khi có quyết toán các chế độ ốm đau, thai sản… cơ quan BHXH sẽ chuyển đủ số tiền cho đơn vị theo quyết toán được duyệt; Nếu đơn vị đã đăng ký “không giữ lại 2%” nhưng không thực hiện đúng; số tiền nộp thiếu (2%) sẽ bị tính lãi chậm nộp theo quy định.

VÍ DỤ tính  lãi chậm nộp BHXH :
Công ty X có số liệu về tình hình đóng BHXH, BHYT quý I/08 như sau:

- Tháng 01/2008 số tiền BHXH, BHYT phải nộp của công ty là 73.289.500 đồng, bao gồm: tiền BHXH là: 63.730.000 đồng và BHYT là: 9.559.500 đồng. Ngày 03/02/2008 công ty nộp vào tài khoản BHXH 73.289.500 đồng.

- Tháng 02/2008 phát sinh số phải nộp là 102.072.080 đồng, bao gồm: tiền BHXH là 88.059.200 đồng và BHYT là 14.012.880 đồng. Ngày 05/03/2008 công ty chuyển nộp số tiền 102.072.080 đồng.

- Tháng 03/2008 phát sinh số phải nộp là 115.000.000 đồng, bao gồm: tiền BHXH là 100.000.000 đồng và BHYT là 15.000.000 đồng. Ngày 03/04/2008 công ty chuyển nộp số tiền 115.000.000 đồng.

Tiền lãi chậm nộp được tính như sau:
(1) Theo quy định của BHXH ViệtNam số tiền nộp ngày 03/02/2008 là 73.289.500 được phân bổ vào các khoản nợ và phát sinh mới về BHXH. BHYT theo thứ tự ưu tiên như sau:
-         Tiền (nợ) BHYT tháng 01/2008:  9.559.500 đồng
-         Tiền BHYT tháng 02/2008:        14.012.880 đồng
-         Tiền (nợ) BHXH tháng 01/2008: 49.717.120 đồng

Như vậy đến hết tháng 02/2008 công ty vẫn còn nợ một số tiền BHXH của tháng 01/2008 là 14.012.880 đồng (63.730.000 – 49.717.120).

Do số nợ nói trên phát sinh quá một tháng, nên cơ quan BHXH sẽ tính tiền lãi nộp chậm là 102.294 đồng [=14.012.880 x (8,76%/12)], và thông báo cho công ty X trong bản Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT tháng 03/2008.

(2) Số tiền nộp ngày 05/03/2008 được phân bổ vào các khoản nợ và phát sinh mới về BHXH. BHYT theo thứ tự ưu tiên như sau:

-      Tiền (nợ) BHYT tháng 02/2008 :                                  0 đồng

-      Tiền BHYT tháng 03/2008:                          15.000.000 đồng

-      Tiền nợ lãi chậm nộp của tháng 01/2008:           102.294 đồng

-      Tiền (nợ) BHXH tháng 01/2008:                  14.012.880 đồng

-      Tiền (nợ) BHXH tháng 02/2008:                  72.956.906 đồng

 

Như vậy, đến hết tháng 02/2008 công ty vẫn còn nợ một số tiền BHXH của tháng 02/2008 là 15.102.294 đồng (88.059.200- 72.956.906).

Do số nợ nói trên phát sinh quá một tháng, nên cơ quan BHXH sẽ tính tiền lãi nộp chậm là 110.247 đồng [=15.102.294 x (8,76%/12)], thông báo cho công ty X trong bản Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT tháng 04/2008.

(3) Lãi chậm nộp tháng 3 được tính tương tự tháng 2, và tổng số tiền đã đóng của công ty X trong 3 tháng được thông báo trong bản Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT quý 01/2008.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào