Từ ngày 1/7 những vấn đề gì phải trưng cầu ý dân?

Xin hỏi trưng cầu ý dân là thế nào, những vấn gì được mang ra trưng cầu?

Luật Trưng cầu ý dân số 96/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016. 

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Luật: “Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.

Theo Điều 6, các vấn đề trưng cầu ý dân gồm:

- Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;

-  Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;

- Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;

- Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

Từ ngày 1/7/2016, khi Luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực, người dân được phát huy vai trò của mình thông qua các đại biểu Quốc hội để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề quan trọng của đất nước khi được lấy ý kiến bằng tổ chức việc trưng cầu ý dân.

Việc trưng cầu ý dân là việc làm cụ thể hóa các quyền tối cao của con người, từng bước thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào