Chế độ, chính sách đối với người làm công tác tại các hội của người khuyết tật

Hãy cho biết chế độ, chính sách đối với người làm công tác tại các hội của người khuyết tật?

Theo điều 35 nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về việc tổ chức, hoạt động và quản lý về hội 1. đối với hội có tính chất đặc thù:
 
a) Được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao, hàng năm có trách nhiệm báo cáo kết quả sử dụng biên chế về cơ quan có thẩm quyền quản lý biên chế theo quy định. trong trường hợp có sự điều chỉnh về thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, các hội có tính chất đặc thù lập hồ sơ điều chỉnh biên chế gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý biên chế xem xét, quyết định. hồ sơ điều chỉnh biên chế gồm: văn bản đề nghị, đề án điều chỉnh biên chế, các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế kèm theo.
 
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền của đảng, nhà nước luân chuyển, điều động, phân công làm việc tại các hội theo chỉ tiêu biên chế được giao, chế độ, chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
 
c) đối với những người được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao tại các hội có tính chất đặc thù, chế độ, chính sách áp dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
 
d) Đối với những người đã nghỉ hưởng lương hưu theo quy định pháp luật giữ các chức danh lãnh đạo chuyên trách tại hội có tính chất đặc thù, thì ngoài lương hưu, được hưởng thù lao theo quy định của hội và quy định của pháp luật, bảo đảm tương quan trong nội bộ hội.
 
2. Chế độ, chính sách đối với những người công tác tại hội không có tính chất đặc thù thực hiện theo thỏa thuận giữa hội với người làm công tác hội, bảo đảm tương quan trong nội bộ hội và theo quy định của bộ luật lao động, quy định pháp luật có liên quan.
 
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào