Xin cho biết những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án?
Theo Điều 79 Luật Cán bộ công chức năm 2008 (có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2010) có nhiều hình thức kỷ luật đối với công chức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Trong đó, các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức là các hình thức kỷ luật mang tính nội bộ trong cơ quan nhà nước nên người bị áp dụng các hình thức kỷ luật này không có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Chỉ khi quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc mới là đối tượng khiếu kiện hành chính.
Do vậy, việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng, vì việc khiếu kiện của K về quyết định kỷ luật chỉ mang tính nội bộ của cơ quan, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hành chính.
Theo Điều 28 Luật Tố tụng hành chính năm 2010, những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án bao gồm:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Như vậy, việc quy định loại trừ những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nhằm bảo đảm cho việc không khởi kiện tràn lan, bảo đảm hoạt động tư pháp không can thiệp vào hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước.
Thư Viện Pháp Luật