Có được trồng cây trên ranh giới đất chung giữa 2 nhà?

Trên ranh giới đất nhà tôi với hàng xóm, hàng xóm trồng cây lâu năm (cây vú sữa) sát ranh đất và cách nhà tôi 0,4m, tán cây phủ qua và rễ cây làm nứt nhà. Tôi có qua nói chuyện nhưng hàng xóm không thỏa thuận đốn cây. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này, người hàng xóm là như vậy có sai phạm gì không? Tôi nên giải quyết như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

Trên ranh giới đất nhà bạn với hàng xóm, hàng xóm trồng cây lâu năm sát ranh đất và cách nhà bạn 0,4m, tàn cây phủ qua và rễ cây làm nứt nhà. Trước hết bạn phải nhờ các chuyên gia đến nghiên cứu xem rễ cây vú sữa đấy có phải là nguyên nhân làm cho nhà bạn nứt hay không. Và khi xác định được đúng nguyên nhân rồi mà không thể thỏa thuận thì bạn có thể nhờ đến chính quyền địa phương giúp đỡ. Vần đề này được áp dụng Khoản 2 Điều 265 Bộ luật dân sự 2005 quy định về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản: “Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Và Điều 272 Bộ luật dân sự cũng quy định chi tiết: “Trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó.

Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.”

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào