Quy định của pháp luật về việc xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện ?

Ông Bảy cư trú tại phường 5, quận D, thành phố Hồ Chí Minh do có hành vi vi phạm hành chính nên bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 5 xử phạt và tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm. Ông Bảy đã khiếu nại lần đầu và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường 5 đã giải quyết khiếu nại: giữ nguyên quyết định xử phạt. Do không đồng ý với quyết định này, Ông Bảy đã khiếu nại tiếp lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận D, đồng thời khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án quận D? Xin hỏi trong trường hợp này, vụ việc của ông Bảy sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào?

Việc xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện được quy định tại Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2010:
 
- Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện.
 
Trong trường hợp này, vụ việc của ông Bảy sẽ được giải quyết tại một trong hai địa chỉ trên do ông lựa chọn.
 
Quy định này của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã thể hiện tính dân chủ của Nhà nước ta, thể hiện sự tôn trọng việc tự lựa chọn của người khởi kiện, bảo đảm quyền và lợi ích cho người khởi kiện.
 
Trong thực tiễn nảy sinh các trường hợp khác nhau, ví dụ quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ liên quan đến một người và người đó vừa khởi kiện, lại vừa khiếu nại; quyết định hành chính có liên quan đến nhiều người trong đó có người khởi kiện, người khác lại khiếu kiện hoặc có nhiều người cùng khởi kiện và khiếu kiện. Những tình huống phát sinh như vậy, đòi hỏi phải thực hiện theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
 
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào