Nhập hoặc tách vụ án hành chính trong luật tố tụng hành chính

Ủy ban nhân dân quận N đã ra quyết định thu hồi đất đối với 20 hộ dân ở phường X, trong đó xác định cụ thể diện tích đất thu hồi và mức bồi thường đối với từng hộ dân. Song do không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân quận N, cả 20 hộ dân bị thu hồi đất đều tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận N với các yêu cầu khác nhau. Có hộ dân cho rằng diện tích đất bị thu hồi quá nhiều, song có hộ dân lại không đồng ý với mức bồi thường của Ủy ban. Do vậy, Tòa án nhân dân quận N đã tách thành các vụ án hành chính khác nhau là đúng hay sai? Xin hỏi việc nhập hoặc tách vụ án hành chính được pháp luật tố tụng hành chính quy định như thế nào?

Việc nhập hoặc tách vụ án hành chính là vấn đề mới được bổ sung trong Luật Tố tụng hành chính, cụ thể tại Điều 33 Luật Tố tụng hành chính quy định:
 
- Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết.
 
- Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án để giải quyết.
 
- Khi nhập hoặc tách vụ án quy định nêu trên, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
 
- Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định nêu trên.
 
Như vậy, việc quy định về nhập hoặc tách vụ án hành chính tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án hành chính một cách hiệu quả, nhanh chóng, triệt để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
 
Trường hợp này yêu cầu và quyền lợi của 20 hộ dân trên là độc lập, riêng biệt không liên quan với nhau. Do vậy, Tòa án có thể tách thành các vụ án hành chính khác nhau.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào