Trường hợp thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi

Ông Phạm Văn C là Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, ông đã tham gia xét xử sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa tôi và ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã. Nhưng nay, Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm đã ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và xét xử lại từ đầu. Vậy xin hỏi, theo quy định của pháp luật thì ông C có được tham gia giải quyết vụ án của tôi nữa không?

Luật Tố tụng hành chính quy định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
 
- Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 41 của Luật Tố tụng hành chính.
 
- Là người thân thích với thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Khi có hai người trong Hội đồng xét xử thân thích với nhau thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị thay đổi. Việc thay đổi ai trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định, tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định. Việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong cùng một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau .
 
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó. “Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó” là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án (trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm).
 
- Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.
 
Đối chiếu với quy định trên thì trong trường hợp này Thẩm phán Phạm Văn C không được tham gia xét xử lại vụ án tranh chấp của anh (chị).
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội thẩm nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào