Quy định của pháp luật về việc xác minh, thu thập chứng cứ

Chị M làm việc trong Công an tỉnh X, chị M xin nghỉ phép về quê thăm bố mẹ, khi hết phép đi làm chị nhận được quyết định xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc. Chị M có gặp thủ trưởng đơn vị để hỏi thì được biết khi mình nghỉ phép có đơn tố cáo chị nhận 15.000.000đ của anh H để làm hộ khẩu, cơ quan đã họp và ra quyết định xử lý kỷ luật. Chị M không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật vì cho rằng đó là đơn tố cáo vu khống và việc xử lý kỷ luật đã vi phạm quy định về xử lý kỷ luật công chức, chị làm đơn khởi kiện ra Toà án. Tuy nhiên, chị M không biết thu thập chứng cứ như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho mình. Vậy, trong trường hợp này, tòa án có vai trò như thế nào trong việc làm sáng tỏ vụ án?

Căn cứ vào Điều 78 Luật Tố tụng hành chính về xác minh, thu thập chứng cứ thì trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Toà án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án. Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm:
 
- Lấy lời khai của đương sự;
 
- Lấy lời khai người làm chứng;
 
- Đối chất;
 
- Xem xét, thẩm định tại chỗ;
 
- Trưng cầu giám định;
 
- Quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
 
- Ủy thác thu thập chứng cứ;
 
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.
 
Như vây, trong trường hợp chị M không thể tự thu thập chứng cứ thì chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ giúp mình. Tòa án có thể tiến hành các biện pháp như lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, đối chất với người có đơn tố cáo để chứng minh chị M có nhận 15.000.000đ, chứng cứ kèm theo, yêu cầu công an tỉnh X cung cấp các văn bản liên quan đến việc xử lý kỷ luật buộc thôi việc chị M.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào