Quy định của pháp luật về việc bảo vệ chứng cứ

B bị ông D khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại vì đã cho đội trật tự đô thị đập phá cả phần nhà ở của D không nằm trong phạm vi bị cưỡng chế. Lo sợ B bị kỷ luật, vợ B mang tiền đến gặp những người đã chứng kiến vụ việc, mua chuộc, dụ dỗ để họ nói do ông D tự phá phần nhà không thuộc diện tích bị cưỡng chế chứ không phải B cho đập phá. Vậy phải xử lý thế nào?

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, việc bảo quản, bảo vệ chứng cứ là vấn đề hết sức quan trọng để tránh việc hư hỏng hoặc bị tiêu hủy làm cho việc giải quyết vụ án hành chính không được đầy đủ, toàn diện, khách quan. Vì vậy, việc bảo vệ chứng cứ được quy định cụ thể tại Điều 91 Luật Tố tụng hành chính.
 
Theo khoản 2 Điều 91, trong trường hợp người làm chứng bị đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Toà án có quyền quyết định buộc người có hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng. Trường hợp hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự.
 
Trong trường hợp cụ thể nêu trên, Toà án có quyền quyết định buộc vợ B phải chấm dứt hành vi dụ dỗ, mua chuộc người làm chứng.
 
Nếu vợ B vẫn cố tình dụ dỗ, mua chuộc hoặc thậm chí đe doạ, khống chế những người làm chứng và nếu các hành vi này có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự.
 
Đối với B, Tòa án sẽ xem xét vụ việc một cách cụ thể, khách quan, chính xác để quyết định mức bồi thường thiệt hại dân sự và hình thức xử lý theo pháp luật hình sự.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào