Biên bản phiên toà

Hiện nay ở một số nước trên thế giới, Toà án được sử dụng các phương tiện hiện đại để hỗ trợ, phục vụ hoạt động xét xử như ghi âm, ghi hình phiên toà. Xin hỏi, pháp luật Việt Nam có quy định như vậy hay không?

Biên bản phiên toà là một việc quan trọng trong hoạt động xét xử của Toà án được quy định tại Điều 140 Luật Tố tụng hành chính năm 2011. Biên bản phiên toà phải được ghi đầy đủ các nội dung sau:
 
- Ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà; việc xét xử được tiến hành công khai hay xét xử kín; tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng; nội dung việc khởi kiện; họ, tên của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
 
- Mọi diễn biến tại phiên toà từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên toà; - Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên toà;
 
- Các nội dung khác phải được ghi vào biên bản phiên toà theo quy định của Luật này.
 
Ngoài việc ghi biên bản phiên toà, Toà án có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên toà.
 
Như vậy, pháp luật Việt Nam có quy định bên cạnh việc ghi biên bản phiên toà, Toà án được sử dụng các phương tiện hiện đại như ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên toà để phục vụ hoạt động xét xử của Toà án.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào