Hỏi người làm chứng

Tôi nghe nói người làm chứng cũng được triệu tập đến phòng xử án. Nhưng tôi rất băn khoăn vì ở phòng xử án còn có các đương sự là người khởi kiện, người bị kiện… Trường hợp lời khai của người làm chứng không có lợi cho đương sự thì dễ dẫn đến nảy sinh thù oán sau này. Vậy việc hỏi người làm chứng sẽ được Toà án thực hiện như thế nào và pháp luật có quy định riêng gì cho việc hỏi người làm chứng hay không?

Việc hỏi người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 152 Luật Tố tụng hành chính. Cụ thể như sau:
 
1. Trong trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người một.
 
2. Trước khi hỏi người làm chứng, Chủ toạ phiên toà phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì Chủ toạ phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
 
3. Chủ toạ phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những điểm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
 
4. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
 
5. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử quyết định không tiết lộ những thông tin về nhân thân của người làm chứng và không để những người trong phiên toà nhìn thấy họ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào