Người có nghĩa vụ trả nợ chết phải làm thế nào?

Cho em hỏi với ạ, anh trai em có đưa tiền cho một bà H để nhờ bà ấy xin việc cho chị dâu em số tiền là 120 triệu. Bà H đã cầm số tiền đó và hứa sẽ đi gặp ông A để qua ông ấy mới xin được việc cho chị dâu em.Nhưng đến tháng 5 năm 2014 ông A chết và anh chị tôi rất buồn vì không thể xin được công việc. Nói chuyện với bà H thì bà H hứa cuối năm 20/16 sẽ trả một khoản 100 triệu trước vì không thể xin được việc cho chị dâu em nữa. Nhưng đến hôm 15/05/2016 bà H cũng đã chết. giờ anh chị e rất buồn không biết sao để lấy lại được số tiền đó do gia đình anh chị em cũng không có điều kiện đã phải đi vay mượn để có thể đưa tiền cho bà H xin việc cho. Giờ vẫn chưa trả hết số tiền đi vay để xin việc cho chị dâu em, lúc đưa tiền anh chị em cũng làm giấy giao nhận với bà H. Nhà bà H giờ còn con gái đã đi lấy chồng và còn ông chồng của bà H nữa, giờ anh chị em có thể lấy lại được tiền nữa hay không mong tư vấn giúp gia đình anh chị em với ạ.

Khi anh chị của bạn đưa tiền cho bà H thì cũng có giấy biên nhận, đây là căn cứ chứng minh bà H nợ anh chị của bạn khoản tiền 120 triệu, do vậy anh chị bạn có thể lấy lại được tiền. Mặc dù bà H đã chết, tuy nhiên những người hưởng thừa kế có nghĩa vụ lấy di sản mà bà H để lại để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bà H. Cụ thể, Điều 637 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định:

"Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.


2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.


3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân."

Như vậy, căn cứ theo quy định này thì anh chị của bạn có thể yêu cầu những người thừa kế của bà H (chồng, con) thanh toán khoản nợ mà bà H để lại.

 

Trân trọng!

Khi anh chị của bạn đưa tiền cho bà H thì cũng có giấy biên nhận, đây là căn cứ chứng minh bà H nợ anh chị của bạn khoản tiền 120 triệu, do vậy anh chị bạn có thể lấy lại được tiền. Mặc dù bà H đã chết, tuy nhiên những người hưởng thừa kế có nghĩa vụ lấy di sản mà bà H để lại để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bà H. Cụ thể, Điều 637 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định:

"Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại


1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.


2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.


3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân."

Như vậy, căn cứ theo quy định này thì anh chị của bạn có thể yêu cầu những người thừa kế của bà H (chồng, con) thanh toán khoản nợ mà bà H để lại.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào