Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên giữ nguyên quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố H về quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp T do có hành vi tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu trái phép với mức phạt tiền là 75 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm. Doanh nghiệp T tiếp tục kháng cáo yêu cầu giảm mức xử phạt. Trong thời gian tòa phúc thẩm xem xét vụ án, doanh nghiệp T đã không tự nguyện nộp các sản phẩm vi phạm vì cho rằng chưa có quyết định chính thức. Đã quá thời điểm bản án sơ thẩm của tòa án có hiệu lực, trong trường hợp này, lý do không chấp hành bản án sơ thẩm của Doanh nghiệp T có đúng không?

 Điều 185 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã quy định:
 
- Những phần của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.
 
- Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
 
Như vậy, phần bản án về hình phạt tiền đang bị kháng cáo nên Doanh nghiệp T chưa phải thi hành ngay, tuy nhiên đối với phần bản án về hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm thì đã có hiệu lực nên Doanh nghiệp T buộc phải chấp hành.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào