Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm

Đề nghị cho biết trong phiên toàn xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử có thẩm quyền như thế nào theo quy định của pháp luật?

Theo quy định tại Điều 205 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền như sau:
 
1. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.
 
2. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Toà án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:
 
a) Việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật tố tụng hành chính;
 
b) Việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên toà phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.
 
3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc có chứng cứ mới quan trọng mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
 
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp phải đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính quy định tại khoản 1 Điều 120 của Luật Tố tụng hành chính.
 
5. Đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm, nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
 
Trong trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào