Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện giữa công ty TNHH Thành Công và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh H, Tòa án đã tuyên công ty TNHH Thành Công thắng kiện, đồng thời ra Quyết định thu hồi số tiền mà Sở Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt Công ty Thành Công. Không đồng ý với quyết định của Tòa án, Công ty Thành Công đã kháng cáo với quyết định của Tòa án. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị?

Trường hợp Công ty Thành Công kháng cáo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thì thủ tục phúc thẩm sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 207 Luật Tố tụng hành chính, cụ thể như sau: 
 
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm phải tổ chức phiên họp và ra quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị.
 
Một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
 
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.
 
Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
 
a) Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;
 
b) Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;
 
c) Hủy quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
 
Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào