1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Ngoài ra, tại Điều 662bộ luật trênquy định vềsửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau:
- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.
- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủybỏ.
Như vậy, mặc dù ông đã lập di chúc phân chia tài sản cho từng người và ông đã công khai việc này nhưng ông có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc bất cứ lúc nào ông muốn theo quy định trên.
Đồng thời, ông có quyền bán bất cứ tài sản nào của mình cho dù nó đã được chỉ định trong di chúc. Ông hoàn toàn có quyền bán căn nhà mà ông đã chỉ định cho người cháu. Bởi lẽ, di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết.