Điều kiện tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
2. Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi NTD hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi NTD;
3. Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (3) năm tính từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện;
4. Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD được quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi NTD vì lợi ích công cộng khi có thời gian hoạt động tối thiểu 3 năm
Điều 25 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định cụ thể về nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD khi tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ NTD vì lợi ích công cộng, như sau: Khi tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi NTD vì lợi ích công cộng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD có nghĩa vụ:
1. Thông báo thông tin về nội dung vụ án theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD: a) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD có trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; b) Nội dung thông báo quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: i) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD khởi kiện; ii) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện; iii) Nội dung khởi kiện; iv) Thủ tục và thời hạn đăng ký tham gia vụ án);
2. Bảo đảm quyền tham gia vụ án của những NTD có liên quan đến vụ án;
3. Chịu các chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện.
Trường hợp tổ chức xã hội đã thực hiện việc khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi NTD, các tổ chức xã hội liên quan có quyền và nghĩa vụ phối hợp với tổ chức xã hội đã khởi kiện để thu thập chứng cứ, cung cấp thông tin và các hoạt động khác liên quan đến quá trình tố tụng (Điều 26 Nghị định 99/2011/NĐ-CP).
Thư Viện Pháp Luật