Vay vốn ngân hàng thay người khác phải chịu trách nhiệm hoàn trả lãi và gốc cho NH là đúng hay sai?
Chào bạn!
Việc xem xét một bản án có đúng pháp luật, có hợp tình hợp lý hay không thì còn phụ thuộc vào hội đồng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu có các thủ tục này.
Về quan hệ pháp luật ở đây nhận thấy:
- Quan hệ trong việc vay nợ thì A vay ngân hàng A có trách nhiệm phải trả ngân hàng cả gốc, lãi, lãi phạt… nếu có thỏa thuận, do đó trong mọi trường hợp A đều phải trả cho ngân hàng. Nếu A không muốn chuyển khoản nợ này cho B thì các bên phải làm thủ tục Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ trả nợ nếu được người có quyền là ngân hàng đồng ý, thực tế A và B có làm việc này nhưng không cụ thể mà chỉ là B thay mặt A trả tiền vào ngân hàng còn Ngân hàng khôn chấp nhận việc thế nghĩa vụ, do vậy Bản án nêu trên có cơ sở. Trong trường hợp A và B có tranh chấp với nhau thì giải quyết bằng một bản án khác.
- Về vấn đề bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho khoản vay thì A có thể chấp tài sản của B để bảo đảm, nếu A không thanh toán thì Ngân hàng sẽ đề nghị Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý tài sản thế chấp để thu hồi số tiền cho vay, việc xử lý này có thể thừa, thiếu hoặc đủ số tiền vay, phát sinh như thế nào thì giải quyết như vậy.
- Trong trường hợp này là do A và B đã chuyển giao nghĩa vụ nhưng lại không được người có quyền đồng ý, vì nếu đồng ý thì có thể đã thanh lý hợp đồng vay của A và ký hợp đồng vay mới của B, do đó bản án như bạn nói là có cơ sở pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật