Pháp luật có cấm vợ kiểm soát điện thoại của chồng?
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2017 Bộ Luật Dân sự 2005 sẽ được thay thế bởi Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền bí mật đời tư quy định tại Điều 38 của Bộ luật mới này được quy định chi tiết hơn, cụ thể:
“Điều 38: Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 vừa trích dẫn ở trên đã khẳng định rõ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền bất khả xâm phạm của mỗi công dân và được pháp luật bảo vệ.
Với trường hợp của bạn, hành vi “xem lén” điện thoại của vợ bạn có thể coi là hành vi vi phạm pháp luật và đã xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của bạn.
Về việc xử phạt đối hành vi vợ “xem lén” điện thoại của chồng:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Mức phạt tiền từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 1999 với mức phạt cao nhất lên đến 2 năm tù.
Tuy nhiên, với hành vi xem lén điện thoại, thư tín, điện tín, email của vợ hoặc chồng thì hiện tại pháp luật chưa có chế tài xử phạt cụ thể. Do đó, nếu vợ bạn chỉ “xem lén” mà không tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư thì sẽ không bị xử phạt.
Thư Viện Pháp Luật