Đã rút sổ bảo hiểm đúng hay sai

Thưa luật sư Trường hợp của em ở tỉnh THÁI NGUYÊN như sau năm 2002 em làm việc cho nhà máy YCU2 sông công - TPTN - TN và có tham gia đóng BHXH,đến năm 2004, ,em xin chấm dứt hợp đồng lao động. và công ty có chốt sổ bảo hiểm cho em là 3 năm. sau đó, em xin vào làm cho một công ty khác . được 2 năm nữa ,và em lại xin chuyển công tác và cũng được công ty chốt sổ đóng bảo hiểm cho và tổng thời gian là 5 năm . sau đó em lại làm việc cho một công ty TNHH khác nữa đến năm 2009 công ty đó làm ăn thua lỗ và ngừng hoạt động nhưng chưa tuyên bố phá sản. và Giám Đốc công ty cho nghỉ lấy lý do nghỉ chờ việc .Biết tình hình đó em đã xin nghỉ và xin rút sổ bảo hiểm . Nhưng giám đốc công ty lấy lý do là bên  bảo hiểm (BẢO HIỂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN) họ chưa giải quyết được. và em đã lên công ty bảo hiểm hỏi, và được biết là công ty TNHH này đang thiếu nợ với bên bảo hiểm .Có nghĩa là công ty này chỉ đóng bảo hiểm cho mọi người đến hết năm 2008 mà thôi còn từ năm 2009 đến nay là công ty chưa đóng lần nào nữa . và sổ BHXH của em cũng không được chốt . Em xin rút sổ BHXH thì cơ quan bảo hiểm(BH - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN) họ yêu cầu làm đơn xin rút sổ nhưng khi lấy sổ BHXH ra thì trong sổ của em lại không được chốt sổ em có hỏi thì họ bảo lý do là công ty TNHH này đang nợ tiền họ nên họ không chốt được.và giám đốc công ty đã bỏ trốn. Nghĩa là thời gian từ năm 2007 - nay là sổ bảo hiểm của em không chốt được kể cả năm 2008 Vậy luật sư cho em hỏi bên bảo hiểm làm như vậy có đúng không nếu đúng thì khi em xin đi làm nơi khác thì em có được đóng truy thu từ thời gian 2007 trở đi nữa không hay em phải làm thế nào cho hợp lý hóa bởi vì GIÁM ĐỐC công ty này đã bỏ trốn. em xin chân thành cảm ơn !

Chào bạn!
Việc công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội dẫn đến hậu quả pháp lý như bên Công ty Bảo hiểm xã hội đưa ra câu trả lời là có cơ sở pháp lý;
Bạn chỉ có thể khiếu nại, khởi kiện vụ việc ra tòa án để nhờ tòa án can thiệp (yêu cầu doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm xã hội và chốt sổ bảo hiểm theo đúng thời hạn như bạn đã làm việc trong doanh nghiệp)
Việc Giám đốc bỏ trốn có thể cấu thành một hành vi vi phạm pháp luật độc lập khác ( ví dụ có thể bị cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm, tội lừa đảo, tội thiếu trách nhiệm.... cụ thể hơn phải căn cứ vào các tình tiết thu thập được trong quá trình điều tra vụ việc của các cơ quan chức năng);
Việc bạn khởi kiện đòi tiền bảo hiểm xã hội là một vụ án dân sự, trước hết do tổ chức công đoàn cơ sở giải quyết ( có sự tham gia của  người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được đại diện pháp luật ủy quyền hợp pháp), nếu hòa giải không thành thì bạn có thể khởi kiện đến tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở chính ( tòa cấp quận, huyện) để nhờ can thiệp, giải quyết theo quy trình tố tụng dân sự, dựa trên các quy định của Bộ luật lao động , luật bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật khác có liên quan!


Chúc bạn may mắn!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào