Hỏi về tranh chấp quyền sử dụng nhà đất
Chào bạn!
Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Trước tiên phải xác định "mẹ tôi cùng tất cả các chị tôi đã đồng ý cho tôi "đứng tên" quyền sử dụng đất" là thế nào? Biên bản thỏa thuận ghi nội dung gì? Nếu trong biên bản đó ghi rõ là CHÍ CHO BẠN ĐẠI DIỆN ĐỨNG TÊN, CÒN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VẪN LÀ CỦA MẸ BẠN HOẶC CỦA HỘ GIA ĐÌNH thì tài sản đó phải được chia cho các đồng sở hữu theo quy định pháp luật về tài sản chung hoặc về thừa kế. Nếu trong biên bản để bạn được đứng tên đó chỉ thể hiện nội dung và chuyển quyền sử dụng đất cho bạn, đồng thời bạn không đồng ý chia thừa kế hoặc chia tài sản chung thì có thể toàn bộ thửa đất đó sẽ thuộc về bạn. Tóm lại là phải xem thủ tục để bạn được đứng tên có hợp pháp không? Việc đứng tên với tư cách là ĐỒNG SỞ HỮU; ĐẠI DIỆN HỘ GIA ĐÌNH hay đứng tên với tư cách CÁ NHÂN? (GCN cấp cho "Hộ gia đình" hay chấp cho ông (bà)...).
2. Hiện nay, nếu GCN QSDĐ đã cấp cho CÁ NHÂN bạn và việc cấp GCN QSDĐ đó đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì nhà đất đó là tài sản của cá nhân bạn, không còn là di sản của mẹ bạn nữa và di chúc mẹ bạn lập bị vô hiệu do tài sản không còn (khoản 3, Điều 667 BLDS). Nếu bạn có lập biên bản đồng ý chia nhà đất đó nhưng biên bản chưa được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật thì Nhà đất vẫn thuộc về bạn, bạn không đồng ý thực hiện biên bản đó thì các anh chị bạn sẽ không làm gì được.
3. Nếu có căn cứ xác định một phần hoặc toàn bộ nhà đất đó là di sản của mẹ bạn (Sổ đỏ đứng tên bạn cấp sai, hoặc bạn chỉ là người đại diện đứng tên) thì mẹ bạn có quyền lập di chúc để định đoạt phần quyền sở hữu tài sản của mẹ bạn. Nếu di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 652 BLDS và có hiệu lực pháp luật thì di sản phải được phân chia theo nội dung di chúc. Nếu di chúc vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì di sản được chia theo pháp luật, khi đó các con đều có quyền hưởng thụ di sản như nhau.
Để được tư vấn rõ hơn bạn cần cung cấp thêm thông tin về nguồn gốc chửa đất? quan hệ huyết thống của gia đình bạn? Thủ tục để bạn đứng tên? Hình thức và nội dung di chúc của mẹ bạn?...... để Ls tư vấn thêm cho bạn. Nếu muốn nhanh chóng, chính xác thì bạn có thể gọi điện hoặc gặp trực tiếp Ls để được tư vấn.
Thân ái!
Thư Viện Pháp Luật