- Độc giả tại địa chỉ tranngoc***@yahoo.com.vn hỏi: Theo quy định từ ngày 1/1/2016, BHYT có sự đổi mới được quyền KCB tất cả các bệnh viện trong huyện hay tuyến tỉnh trong cùng một tỉnh? Quy định này đúng hay không và đã được thi hành chưa?
Nếu vậy, tại sao ngày hôm nay tôi ở Tp Nha Trang, Khánh Hòa, con tôi có BHYT tại phòng khám nhưng khi đưa lên bệnh viện tỉnh Khánh hóa thì được thông báo nếu đi như vậy sẽ chịu 100% tiền viện phí và theo hướng dẫn của nhân viên bệnh viện là phải về lại phòng khám xin giấy chuyển viện? Xin giải đáp cho gia đình tôi về những mâu thuẫn này hay do quy định này chưa có hiệu lực thi hành?
- Bạn Trần Quang Nhân, tp. HCM nhan***i@gmail.com hỏi: Ba tôi có đăng kí KCB ban đầu tại Bệnh viện quận 3, nhưng khi qua bệnh viện Đại học Y dược khám thì lại bị từ chối không nhận BHYT và yêu cầu ba tôi phải đóng toàn bộ tiền khám và thuốc tại bệnh viện này?
Theo tôi được biết, thì từ 01/01/2016 người có thẻ BHYT được quyền khám khác tuyến nhưng sao tại bệnh viện Đại học Y dược tp lại không nhận khám bảo hiểm như trường hợp của ba tôi?
BHXH Việt Nam trả lời:
Từ ngày 01/01/2016 chỉ thực hiện thông tuyến huyện trên toàn quốc; việc thông tuyến tỉnh trong điều trị nội trú trên toàn quốc sẽ thực hiện vào ngày 01/01/2021.
Do BV tỉnh Khánh Hòa và BV Đại học Y dược tp. Hồ Chí Minh là BV tuyến tỉnh nên người bệnh có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại phòng khám hay bệnh viện tuyến huyện nhưng tự đi KCB ngoại trú tại Bệnh viện tuyến tỉnh sẽ không được quỹ BHYT thanh toán.
(Khoản 3, Điều 22 sửa đổi, bổ sung Luật BHYT)