Khi nào thì BHXH sẽ không thu và trả lại 4.5% BHYT của những trường hợp nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên?

Xin chào chương trình! Tôi làm nhân viên BHXH cho 01 doanh nghiệp tại tỉnh Thái Bình tôi muốn hỏi chương trình liên quan đến chính sách BHYT như sau: 1.Theo điểm a khoản 1 điều 2 nghị định 105/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 “ Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT” nhưng thực tế đến thời điểm tháng 4/2016 Doanh nghiệp chúng tôi vẫn phải trích nộp BHYT cho những trường hợp nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên/tháng. Khi hỏi cán bộ BHXH chuyên trách thì trả lời do phần mềm BHXH chưa tích hợp với văn bản nên vẫn thu và sẽ trả lại doanh nghiệp sau. Tôi xin hỏi đến khi nào thì BHXH sẽ không thu và trả lại 4.5% BHYT của những trường hợp nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên/tháng . 2. NLĐ tự ý nghỉ 05 ngày cộng dồn trong tháng, không thanh lý HĐLĐ với doanh nghiệp, không trả thẻ BHYT cho doanh nghiệp. Thay vì doanh nghiệp phải trả thay 4.5% giá trị thẻ còn lại của thẻ BHYT thì  doanh nghiệp có thể làm văn bản đề nghị cơ quan BHXH địa phương hết hiệu lực thẻ BHYT của các trường hợp đó không? Tôi xin cảm ơn chương trình.

BHXH Việt Nam trả lời:

1. Thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 “Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT”; Theo quy định tại điều 22, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015, doanh nghiệp lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp gửi cơ quan BHXH để làm căn cứ điều chỉnh. Hồ sơ điều chỉnh gồm:

- Người lao động lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) gửi cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (Mẫu D02-TS) gửi cơ quan BHXH.

2. Về đề nghị của ông/bà thay vì doanh nghiệp phải đóng tiền BHYT tương ứng giá trị còn lại của thẻ BHYT thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH để hủy giá trị còn lại của thẻ BHYT đối với các trường hợp người lao động bỏ việc không nộp lại thẻ BHYT, cơ quan BHXH đang nghiên cứu để tổ chức thực hiện.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào