Thừa kế tài sản của người quá cố để lại

Gia đình bà ngoại tôi có 6 người con, 4 con gái và 2 con trai. Trong đó có người con trai út  chưa lập gia đình , người con trai thứ đã có gia đình và có một con trai năm nay 28 tuổi và một con gái năm nay 30 tuổi. Do tuổi cao sức yếu ông ngoại tôi đã qua đời. 2 cậu tôi cũng qua đời do bệnh tật. Đến nay bà ngoại tôi cũng đã mất.          Trước khi bà ngoại tôi mất, bà ngoại tôi sống một mình và do dì thứ 2 của tôi la Nguyễn Thị B gửi tiền từ nước ngoài về để nuôi bà (dì B định cư ở nước ngoài). 2 cậu tôi tuy là con trai nhưng do hoàn cảnh tù tội nên cũng không nuôi được bà ngày nào. Bà ngoại tôi có một người cháu đích tôn là Nguyễn Văn A, do A con trẻ tuổi , lại chưa có công ăn việc làm nên ko thể đảm nhận việc trông nom bà.           Trước khi bà tôi mất gia đình tôi đã họp bàn và thống nhất để vợ chồng người dì thứ 3 của tôi là Nguyễn Thị C vào ở cùng để tiện chăm sóc bà khi đau ốm. Sau khi bà ngoại tôi mất việc hương khói , ma chay cho bà là do dì C đảm nhận.          Sau khi bà tôi mất, gia đình đã họp bàn và thống nhất, việc thờ cúng gia tiên là do cháu đích tôn của bà tôi là Nguyễn Văn A đảm nhận. Còn căn nhà của bà tôi sẽ được bán đi và chia làm 3 phần, cháu A một phần, dì C một phần, phần còn lại chia đôi cho 2 người con gái còn lại là con gái cả và con gái út.          Sau khi bà tôi mất được 100 ngày thì gia đình có xảy ra xung đột , Mẹ của A và A đòi chia lại tài sản , vì A nói rằng trước đây bà có hứa cho A một mảnh đất (xin nói thêm là bà tôi trước khi mất do tuổi già nên ko còn minh mẫn) và A muốn đòi lại phần đất đó (ko nói  rõ là phần đất nào vì bà chỉ nói là cho chứ ko nói rõ là cho bao nhiêu hay chỗ nào). Cuộc tranh luận ko có kết quả.           Vài ngày sau mẹ con A lại đến và đòi giữ lại căn nhà của bà tôi để làm Từ đường (vì A hiện tại đang thờ gia tiên bên bà ngoại tôi) và đưa cho dì C số tiền là 100 triệu VND để coi như công chăm sóc bà khi ốm đau cũng như nuôi bà khi bà còn sống (dì B ở nước ngoài nên giao toàn quyền cũng như toàn bộ công lao lại cho dì C).          Sau khi ko thể phân giải được chuyện gia đình, gia đình tôi có ý định nhờ toà can thiệp với ý định sẽ chia căn nhà của bà tôi làm 5 phần, 4 người con gái và cháu đích tôn mỗi người một phần. Vậy xin hỏi các Luật sư:     1: Việc gia đình tôi quyết định chia căn nhà ra làm 5 phần có đúng không?     2: Việc mẹ con Nguyễn Văn A đòi phần đất có đúng không? Nếu gia đình tôi đồng ý cho Nguyễn Văn A phần đất đai nhà cửa của bà tôi để làm từ đường , rồi sau đó A lại bán nhà và đất đó đi thì có đúng không?     3: Nếu theo pháp luật hiện hành , thì việc của gia đình tôi sẽ được giải quyết như thế nào là hợp lý và đúng pháp luật.        Xin các luật sư tư vấn giùm tôi. Chân thành cảm ơn.    

Trường hợp này theo Bộ luật dân sự quy định Di sản thừa kế không có di chúc sẽ được chia theo luật.

Các hàng thừa kế được quy định như sau:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Phân chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế như sau:

1/Hàng thừa kế thứ nhất gồm 6 người con của ông bà ngoại: 4 dì và 2 cậu

2/ Hàng thừa kế thứ hai : 2 người cháu của cậu

Vì 2 cậu mất sau khi ông mất nên 2 cậu phát sinh quyền thừa kế của ông ngoại và mổi người được hường 1/6 phần thừa kế của ông ngoại để lại ( 1/2 căn nhà và đất ).

Bà ngoại mất sau khi 2 cậu mất do đó phát sinh Thừa kế thế vị cho 2 cháu con ông cậu

Sau khi bà ngoại mất Di sản của ông bà thừa kế được chia như sau:

- Mỗi cậu và dì được hưởng 1/12 di sản thừa kế phần ông ngoại mất để lại

- 04 dì mỗi dì được hưởng 1/12 di sản thừa kế, 2 cháu con ông cậu thứ hai được hưởng thừa kế thế vị thay cha mỗi cháu được 1/2 của 1/12 phần thừa kế di sản do bà ngoại mất để lại, 1/12 của ông cậu út mất không có thừa kế thế vị sẽ được chia đều cho 4 người dì và 1 cậu còn lại ( cậu này cũng đã mất thì 2 cháu thừa kế thế vị hưởng tiếp phần này).

3/ Việc cháu A là cháu đích tôn có quyền hưởng phần nhà đất như đã mô tả là để thờ cúng ông bà thì phải có Di chúc của ông bà nói rõ thì mới có giá trị pháp lý.
Còn ở đây chỉ nói miệng và thuật lại không có ai làm chứng nên không có giá trị định đoạt. Vậy vẫn căn cứ theo pháp luật để chia như đã nói ở trên.

4/ Các đồng thừa kế có quyền khởi kiện ra Tòa án nơi có di sản thừa kế tọa lạc để yêu cầu Tòa phân chia thừa kế theo luật quy định.

5/ Thời hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ khi phát sinh quyền thừa kế.

Chúc bạn giải quyết việc thừa kế ổn thỏa và đúng luật.

LS Nguyễn Trường Hồ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào