Chồng cũ tôi là người cha không có trách nhiệm với con cái, trước và sau ly hôn ông ta không quan tâm và cũng không phụ cấp tiền để tôi nuôi con mặc dù ông ta vẫn nói dối tôi là đi làm nhưng thực chất ông ta chỉ tòan đi chơi và không mang tiền gì về nhà để lo cho gia đình cả tuy nhiên tôi không đòi hỏi và không làm khó dễ gì ông ta về chuyện tiền bạc cả. Trước đây vì lo cho gia đình nên tôi đã vay mượn tiền của gia đình tôi để mở 1 dịch vụ nhỏ để kinh doanh, khi đó tôi và ông ta coi sóc chung, cũng vì có dịch vụ này nên tôi mới có tiền để lo cho con cái tôi học hành, thuê nhà, điện nước, ăn uống... việc kinh doanh không đủ trang trang nên ông ta mới lấy lý do đi làm thêm để thêm thu nhập nhưng chẳng thấy mang tiền về nhà, thế mà ông ta còn lấy tiền đang kinh doanh để đi chơi mà còn nói dối tôi là đi làm và tôi vẫn tin tưởng ông ta. Càng ngày công việc kinh doanh càng thua lỗ nên đã đi đến bị phá sản, ông ta kêu người đến sang lại đồ đạc máy móc và cầm tòan bộ số tiền đó nói là góp vốn cho 1 người bạn ông ta đang kinh doanh có hướng phát triển tốt để mỗi tháng bạn ông ta sẽ trích tiền phần trăm và lấy tiền đó trang trải, tôi cũng tin, thế mà chỉ được 1 tháng đầu khi tôi hỏi thì còn đưa tiền về, những tháng sau thì im luôn không nói tới, nhưng tôi cũng không muốn hỏi để xem ông ta làm sao. Sau khi ly hôn tôi đã nhận nuôi 2 con (đứa lớn 11 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi) mà không đòi hỏi khỏan trợ cấp nào của ông ta, tôi cũng đã tạo mọi điều kiện để ông ta thăm 2 đứa con mỗi tuần 1 lần nhưng vì ông ta không có trách nhiệm, dụ dỗ con tôi nghe lời ổng về gây khó khăn cho tôi và hứa sai với tôi dù tôi đã có nhắc nhở nhiều lần nhưng không ăn thua nên tôi đã giảm bớt việc thăm nuôi của ông ta mỗi tháng 1 lần. Sau ly hôn tôi có lập gia đình với 1 người Việt kiều và chồng tôi làm giấy tờ bảo lãnh cho tôi và 2 con để đi nước ngòai. Ban đầu ông ta cũng làm khó dễ hăm dọa đủ thứ nhưng sau đó thì đồng ý cho 2 con theo tôi, lúc đó vì giấy tờ chưa đến đâu nên tôi chưa kêu ông ta ký vào giấy chấp thuận cho con theo mẹ. Bây giờ khi biết là tôi làm giấy tờ sắp xong thì ông ta lại trở mặt làm đơn thưa kiện tôi lên tòa án về việc nuôi con hòng gây khó dễ cho tôi, trong đơn kiện ông ta đòi bắt cả 2 đứa, ông ta dụ dỗ và tiêm nhiễm cho đứa con lớn của tôi nghe theo lời ổng và nó cũng trở mặt với tôi khiến tôi không thể dạy dỗ nó được nên tôi đã chấp nhận cho nó sống với ba nó nhưng thực chất ông ta không nuôi dưỡng nó mà để nó cho chị ông ta nuôi. Khi ông ta kiện tôi, tôi đã xin Tòa cho tôi được photo xem ông ta thưa tôi những gì để tôi viết bản tự khai cho Tòa, sau khi Tòa hẹn tới hẹn lui cuối tôi mới có được bản photo trong tay và khi xem thấy những điều ông ta trình bày trong đơn kiện hòan tòan vô lý và sai sự thật tôi đã viết tờ tự khai để nêu rõ những gì ông ta nói không đúng. Thế mà hôm qua đúng hôm tôi lên Tòa nộp tờ khai của mình thì bà thẩm phán chỉ xem lướt qua mà không chịu đọc kỹ để tìm hiểu rõ sự thật thế nào mà bà ta chỉ muốn giải quyết cho xong và đã ra Biên Bản theo ý của ông ta nói về việc tôi chấp thuận để bé lớn cho ông ta nuôi còn bé nhỏ tôi vẫn nuôi nhưng ông ta có quyền thăm nom nó bắt cứ lúc nào. Bà thẩm phán đưa cho ông ta đọc trước và hỏi ông ta xem có đúng không sau đó đưa cho tôi và kêu ký tên mà không cho tôi đọc, lúc đó tôi cũng chỉ đọc lướt qua và cũng vì hôm đó ông ta tự nhiên thay đổi ý chỉ bắt 1 đứa lớn còn 1 đứa nhỏ để cho tôi nuôi nên tôi đã chấp nhận ký vào giấy của Tòa sau khi ký ông ta còn hỏi thẩm phán về việc nếu tôi không chấp hành thì ông ta phải giải quyết như thế nào và bà thẩm phán đã hướng dẫn cho ông ta nữa. Tôi có nhờ bà ta can thiệp việc kêu ông ta ký giấy cho đứa con nhỏ của tôi theo mẹ nhưng bà ta nói là Tòa không giảu quyết vấn đề đó. Sau khi ở Tòa về khi nghĩ lại tôi cảm thấy rất bức xúc về cách làm việc của bà thẩm phán đã làm việc cách không công bằng như vậy, nhất là việc tôi viết bản tự khai với bao nhiêu tâm huyết của tôi vậy mà bà ta không thèm đọc mà vẫn ra biên bản như ý của ông ta. Xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm cách nào để có thể giải quyết những việc như tôi đã nêu trên về cách làm việc của thẩm phán khi tôi ký giấy như vậy tôi sẽ gặp những trở ngại nào về mặt luật pháp và tôi làm sao để ông ta chịu ký vào giấy chấp thuận cho con theo mẹ? Xin chân thành cám ơn luật sư.
Chào bạn,
Theo thông tin bạn cung cấp, tôi xin có tư vấn như sau:
Hai vơ chồng bạn đã ly hôn,và người chồng đã khởi kiện ra tòa án để tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn và đang ở giai đọan hòa giải.Theo quy định của pháp luật nếu 2 bên không thể thỏa thuận được thì tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Khi tham gia tố tụng tại tòa án, bạn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Luật tố tụng dân sự 2004:
2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
b) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án;
c) Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện kiểm sát về những chứng cứ mà Toà án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu;
d) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập;
đ) Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành;
g) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;
h) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
i) Tham gia phiên toà;
k) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng;
m) Tranh luận tại phiên toà;
n) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án;
o) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án theo quy định của Bộ luật này;
p) Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;
r) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;
s) Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
t) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
u) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
1. Bị đơn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này;
b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;
c) Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu;
d) Được Toà án thông báo về việc bị khởi kiện.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án giải quyết vắng mặt bị đơn.
Việc giao con cho người nào nuôi sẽ do tòa án quyết định nếu 2 bên không thỏa thuận được.Bạn có thể tham khảo quy định pháp luật sau đây:
Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng 1số quy định của Luật HNGĐ năm 2000
11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).
d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần.
Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.
Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Như vậy,nếu bạn không thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình trong vụ kiện này thì nên nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình nếu thấy cần thiết.
Trân trọng
Luật sư Bùi Thị Thùy Vân