Hỏi về vấn đề tranh chấp tài sản khi li hôn
Chào bạn,
Theo thông tin bạn cung cấp,tôi xin có tư vấn như sau:
1/Về vấn đề tố cáo về tội " song hôn" như bạn nói tức là tội vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng được quy định tại Điều 147 BLHS 1999 như sau:
Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Thông tư liên tịch số 01/2001 khoản 3 của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 25/9/2001 đã quy định:
“Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó”...
Thông tư này cũng quy định: Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát...
b) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Như vậy,chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện: gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm.
2/ Về vấn đề chia tài sản trong trường hợp này như sau:
Theo quy định của pháp luật, dì của bạn thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật,được quy định như sau Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP:
c.1. Người đang có vợ hoặc có chồng là:
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
Như vậy ,hôn nhân của người dượng của bạn với bà vợ trước được công nhận nên quan hệ vợ chồng của người dì bạn với ông dượng sẽ không được công nhận là vợ chồng khi chưa li dị với người vợ trước.
Do đó ,hậu quả pháp lý sẽ phát sinh trong trường hợp này như sau:
Đối với dì của bạn thì sẽ áp dụng cho trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật quy định tại điều 17 Luật HNGĐ 2000 như sau:
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2.Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Đối với vợ chồng người dượng ,việc phân chia tài sản sẽ theo nguyên tắc sau:
Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
3/ Đối với việc vay mượn nợ giữa gia đình bạn (dì bạn, má bạn) với người dượng thì có thể tham gia vụ án ly hôn với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên qua.Việc vay mượn có thể yêu cầu hòan trả theo vàng, căn cứ vào các quy định của BLDS 2005:
Điều 471. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Quyền của bạn khi tham gia vào tố tụng trong vụ án ly hôn được quy định tại BLTTDS 2004 như sau:
Điều 61. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 58 của Bộ luật này;
b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
1. Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.
2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
b) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án;
c) Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện kiểm sát về những chứng cứ mà Toà án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu;
d) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập;
đ) Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành;
g) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;
h) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
i) Tham gia phiên toà;
k) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng;
m) Tranh luận tại phiên toà;
n) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án;
o) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án theo quy định của Bộ luật này;
p) Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;
r) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;
s) Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
t) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
u) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
Bạn phải đóng tạm ứng án phí cho yêu cầu của mình như sau:
Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp
Mức án phí
a/ Từ 4.000.000 đồng trở xuống.
200.000 đồng.
b/ Từ trên 4.000.000 đồng
đến 400.000.000 đồng.
5% của giá trị tài sản có tranh chấp.
c/ Từ trên 400.000.000 đồng
đến 800.000.000 đồng.
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị
có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
d/ Từ trên 800.000.000 đồng
đến 2000.000.000 đồng.
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị
có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
đ/ Từ trên 2.000.000.000 đồng
đến 4.000.000.000 đồng.
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị
có tranh chấp vượt quá 2000.000.000 đồng.
e/ Từ trên 4.000.000.000 đồng .
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị
có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Trân trọng
Thư Viện Pháp Luật