Con gái của bạn tôi đã đăng kí kết hôn đúng thủ tục pháp luật. Khổ một nổi nhà bạn tôi chấp nhận hôn nhân này của hai cháu, nhưng gia đình chồng cháu không chấp nhận theo gia phong (Tuy rằng hai cháu đã có giấy đăng kí kết hôn). Gia đình chồng cháu tìm đủ mọi cách để li cách hai cháu. Kết quả đến nay 1 năm 2 tháng chung sống với nhau,chồng cháu bỏ về với gia đình và làm đơn xin li hôn gởi cho Thôn nơi cư trú.. Thôn có gởi giấy mời cháu để giải quyết theo yêu cầu của đơn xin li hôn (Đơn này chỉ có chữ kí đơn phương của chồng cháu). Khi có giấy mời cháu bân học thi nghề không về đúng hẹn theo giấy mời, thời gian sau về chờ nhưng không thấy Thôn mời nữa. Vậy xin hỏi: 1/ Việc chồng cháu đơn phương kí đơn xin li hôn gởi cho chính quyền thôn có đúng với quy định Pháp luật không? 2/ Việc cháu bận học thi trong thời gian nhận giấy mời nên không thực hiện theo thời gian Thôn mời là đúng hay sai? 3/ Việc chồng của cháu nghe lời gia đình, bỏ về nhà cha mẹ và xin li hôn không có lí do chính đáng thì Tòa án có giải quyết hay không? 4/ Việc làm tổn hại đến danh tiết của người con gái rồi ruồng bỏ như vậy có bị Luật pháp trừng trị hay không?
Người chồng có quyền đơn phương ly hôn
Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Người chồng có quyền gởi đơn đến cấp chính quyền địa phương, sau đó muốn ly hôn thì phải gởi đơn đến Tòa án. Chỉ có tòa án mời có quyền quyết định việc ly hôn. Cấp chính quyền (thôn, xã chỉ là cấp hòa giải cơ sở chứ không có tính pháp lý).
Vì vậy cho việc không đến thôn, xã thì không trái luật cho dù không bận việc!
Điều 86. Khuyến khích hoà giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.
3. Nếu có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ cho ly hôn.
4. Không có khái niệm về tổn hại danh tiết hay đền bù danh tiết…nên không có khái niệm trừng trị…