Bạn tôi có được bồi thường khi xin nghỉ việc không?

Thưa luật sư! Bạn tôi làm việc tại công ty nước ngoài từ tháng 7-2005. Đến nay 12-12-2010 bạn tôi viết đơn xin nghỉ việc vì lý do: Công ty điều chuyển công việc, từ 1 nhân viên văn phòng xuống làm công nhân,.Lý do chuyển công việc: sơ xuất trong công việc nên có 1 số lần chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi nhận đơn công ty đồng ý cho bạn tôi nghỉ việc ngay. Và bạn tôi đã bàn giao toàn bộ công việc cho người mới Bạn tôi có đóng BHXH sau 3 tháng thử việc, tức tháng 9(10)-2005.Vậy kính mong luật sư trả lời giúp tôi: Bạn tôi được hưởng những chế độ gì khi nghỉ việc. Tôi chân thành biết ơn!

Chào bạn ! Nếu bạn nghỉ việc không phải do bị sa thải thì cứ một năm làm việc bạn sẽ được trả trợ cấp thôi việc 1/2 tháng lương (bao gồm cả phụ cấp ). Như vậy với thời gian công tác là 5 năm, bạn sẽ được trợ cấp 2,5 tháng lương. Thân ái chào bạn !!!
trich Bộ Luật LĐ
..............

Điều 42.

1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.

2- Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật này, người lao động không được trợ cấp thôi việc.

.................

"Điều 85

1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết."

..............

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào