Quy định về nuôi con nuôi và việc chia thừa kế theo pháp luật cho con nuôi

Tôi sinh năm 1986. Năm 2006 tôi được bà B (sinh năm 1960) nhận làm con nuôi. Sau đó mẹ nuôi tôi mất, có để lại một căn nhà, nhưng không để lại di chúc. Tôi yêu cầu chia một nửa căn nhà nhưng chị C (là con ruột của mẹ nuôi) không đồng ý với lý do tôi không có quyền thừa kế. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có nên khởi kiện để đòi quyền lợi cho mình hay không?

Luật gia Nguyễn Minh Hải - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

- Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc...” (điểm a khoản 1 Điều 675)

“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết...” (khoản 1 Điều 676).

- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (có hiệu lực tại thời điểm năm 2006 khi anh được nhận làm con nuôi) quy định:

"5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú" (khoản 5 Điều 2). 

“1. Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn” (khoản 1 Điều 68).

"Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: 1- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2- Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên; 3- Có tư cách đạo đức tốt…” (Điều 69).

“Việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch” (Điều 72).

Căn cứ các quy định nêu trên, sự kiện bà B mất và không để lại di chúc phát sinh quan hệ thừa kế giữa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn lại của bà, đồng thời di sản của bà B để lại sẽ chia theo pháp luật. 

Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. Tuy nhiên, tại thời điểm anh được bà B nhận làm con nuôi, anh đã trên 18 tuổi. Anh cần đối chiếu với các quy định: ĐIều 68, Điều 69, Điều 72 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để xác định xem quan hệ mẹ nuôi, con nuôi giữa bà B và anh có được pháp luật công nhận không trước khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. 

Thừa kế theo pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Thừa kế theo pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Anh chị em nuôi thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất là gì? Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Con dâu có được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ chồng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con?
Hỏi đáp pháp luật
Con có được hưởng thừa kế khi không có tên trong hộ khẩu không?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải con trai được hưởng thừa kế theo pháp luật nhiều hơn con gái?
Hỏi đáp pháp luật
Có di chúc nhưng vẫn chia thừa kế theo pháp luật có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Con gái có được hưởng di sản bằng con trai không khi chia theo pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Chồng của con nuôi có được nhận thừa kế khi ba mẹ vợ chết nhưng không để lại di chúc?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng thừa kế khi đã tách hộ khẩu? Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định thừa kế theo pháp luật
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa kế theo pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa kế theo pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào