Mã số đơn vị có quan hệ ngân sách trên hóa đơn là gì?
Mã số đơn vị có quan hệ ngân sách trên hóa đơn là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 7 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Nội dung của hóa đơn
[...]
5. Tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách hoặc số định danh cá nhân của người mua
a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; trường hợp người mua là đơn vị có quan hệ ngân sách thì tên, địa chỉ, mã số đơn vị có quan hệ ngân sách thể hiện trên hóa đơn phải ghi mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách được cấp.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”... nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài. Trường hợp người mua cung cấp mã số thuế, số định danh cá nhân thì trên hóa đơn phải thể hiện mã số thuế, số định danh cá nhân.
[...]
Theo đó, trường hợp người mua là đơn vị có quan hệ ngân sách thì tên, địa chỉ, mã số đơn vị có quan hệ ngân sách thể hiện trên hóa đơn phải ghi mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách được cấp.
Có thể hiểu, mã số đơn vị có quan hệ ngân sách là mã số được cấp cho các đơn vị thuộc hệ thống ngân sách nhà nước, như các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, hoặc tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước.
Việc ghi mã số này trên hóa đơn giúp cơ quan thuế quản lý chính xác các giao dịch liên quan đến ngân sách, đồng thời đảm bảo việc kê khai, thanh toán vốn ngân sách nhà nước được thực hiện đúng quy định.
* Trên đây là Thông tin Mã số đơn vị có quan hệ ngân sách trên hóa đơn là gì?
Mã số đơn vị có quan hệ ngân sách trên hóa đơn là gì? (Hình từ Internet)
Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn được quy định cụ thể ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của hóa đơn như sau:
Điều 10. Nội dung của hóa đơn
1. Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể như sau:
a) Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này được thể hiện trên mỗi hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM PHIẾU THU, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, HÓA ĐƠN BÁN TÀI SẢN CÔNG, TEM, VÉ, THẺ, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA.
b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
[....]
Như vậy, tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể như sau:
- Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này được thể hiện trên mỗi hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM PHIẾU THU, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, HÓA ĐƠN BÁN TÀI SẢN CÔNG, TEM, VÉ, THẺ, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA.
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ phải đảm bảo điều gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ
1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
[....]
Như vậy, hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ phải đảm bảo:
- Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
- Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
.jpg)




.jpg)
.jpg)



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Từ ngày 01/7/2025 việc xây dựng bảng giá đất áp dụng từ 01/01/2026 do cơ quan nào thực hiện?
- Xuất hóa đơn thay thế theo Nghị định 70 như thế nào?
- Quy trình tuyển sinh trung học phổ thông được quy định ra sao?
- Từ ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại đúng không?
- Người lao động có được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không?