Dự thảo Nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật đã có chưa?
Dự thảo Nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật đã có chưa?
Mới đây, Bộ Tư pháp đã có Tờ trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
Tải về Dự thảo Nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn vướng mắc do quy định của pháp luật
Theo Điều 2 Dự thảo Nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật, khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật được xác định theo một trong các tiêu chí sau:
- Quy định mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật hoặc giữa các văn bản quy phạm pháp luật.
- Quy định của văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, minh bạch, không hợp lý, không khả thi, gây khó khăn trong áp dụng, thực hiện pháp luật.
- Quy định của văn bản quy phạm pháp luật tạo gánh nặng chi phí tuân thủ không cần thiết, không cân đối - hợp lý; hạn chế việc đổi mới, sáng tạo, phát triển vấn đề mới, xu hướng mới, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập.
Dự thảo Nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn vướng mắc do quy định của pháp luật đã có chưa? (Hình từ Internet)
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Căn cứ Điều 54 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước, trừ trường hợp được xác định cụ thể phạm vi áp dụng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó. Trường hợp có sự thay đổi về địa giới đơn vị hành chính thì hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật được xác định như sau:
+ Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với các đơn vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới có quyết định khác;
+ Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới quyết định việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
+ Trường hợp một phần địa giới của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa giới của đơn vị hành chính được điều chỉnh.
Cơ quan nào có thẩm quyền tạm ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật?
Tại Điều 56 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định về tạm ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Điều 56. Tạm ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật bị tạm ngưng hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định tạm ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản đó để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
b) Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành toàn bộ hoặc một phần thì tạm ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Thời điểm tạm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản phải được quy định rõ tại văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền.
3. Văn bản tạm ngưng hiệu lực phải được đăng tải trên công báo điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ban hành.
Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản đó để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn thủ tục cấp lại Sổ đỏ bị mất từ 1/7/2025 ra sao?
- Xuất hóa đơn không ghi mã số thuế người mua trong trường hợp nào?
- Nguyên tắc phân cấp trong lĩnh vực quản lý sử dụng tài sản công theo Nghị định 127 như thế nào?
- 15 Hạng bằng lái xe áp dụng từ 1/1/2025 là các hạng nào?
- Hướng dẫn thủ tục cấp đổi Sổ đỏ từ 1/7/2025 cụ thể ra sao?