Toàn văn Công điện 85 CĐ TTg ngày 10/6/2025 tăng cường các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng chi tiết thế nào?
- Toàn văn Công điện 85 CĐ TTg ngày 10/6/2025 tăng cường các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng chi tiết thế nào?
- Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng?
Toàn văn Công điện 85 CĐ TTg ngày 10/6/2025 tăng cường các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng chi tiết thế nào?
Ngày 10/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 85/CĐ-TTg năm 2025 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng.
Xem chi tiết Toàn văn Công điện 85 CĐ TTg 2025 tăng cường các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng:
Tại Công điện 85 CĐ TTg 2025, để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục các hạn chế, bình ổn giá cả vật liệu xây dựng và đảm bảo tiến độ thi công các công trình trọng điểm quốc gia, cũng như đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân sinh, nhà ở của người dân, các dự án nhà ở, bất động sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện một số nhiệm vụ dưới đây:
- Đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi, nắm bắt thường xuyên diễn biến thị trường, biến động giá vật liệu xây dựng trên thị trường để chủ động có giải pháp giảm giá kịp thời, hiệu quả nhất là vật liệu xây dựng, cát, đá, sỏi, gạch, vật liệu san nền, đắp nền đường...; trường hợp vượt thẩm quyển, báo cáo ngay cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kịp thời, hiệu quả.
- Khẩn trương cho rà soát, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương quy hoạch, xác định các mỏ, các nguồn cung, công suất, khả năng cung cấp để bảo đảm cân đối cung cầu, kịp thời xử lý ngay các khó khăn vướng mắc nhất là thiếu hụt cục bộ trên từng địa bàn, địa phương và trên toàn quốc, hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025.
- Tăng cường hướng dẫn các địa phương kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo phản ánh đúng chi phí cấu thành giá vật liệu và phù hợp với mặt bằng giá thị trường.
- Kiểm tra và khẩn trương đôn đốc các doanh nghiệp vật liệu xây dựng tiết giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, sử dụng các nguyên liệu thay thế, phát triển các vật liệu cải tiến, vật liệu thay thế, giảm giá thành sản phẩm.
[...]
Toàn văn Công điện 85 CĐ TTg ngày 10/6/2025 tăng cường các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng chi tiết thế nào? (Hình từ Internet)
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 09/2021/NĐ-CP, chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng phải đáp ứng đủ các yêu cầu dưới đây:
- Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng phải tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng sản xuất trong nước đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn đã công bố. Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. Đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng nhập khẩu được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 09/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
3. Các bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn.
Như vậy, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên phạm vi cả nước.
.jpg)









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Từ ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại đúng không?
- Mẫu số 07 BB KTQĐXP biên bản về việc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thi hành trốn tránh trì hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Thông tư 39 như thế nào?
- Mẫu số 06 BB BGTVPT biên bản bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Thông tư 39 như thế nào?
- Cách ghi Mẫu 01 1 BK CNKD TMĐT Bảng kê chi tiết số thuế đã khấu trừ của hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử từ 1/7/2025 như thế nào?
- Nhà nước thu hồi đất bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi được không?