Thiếu tá quân đội về hưu năm bao nhiêu tuổi?
Thiếu tá quân đội về hưu năm bao nhiêu tuổi?
Theo Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan như sau:
Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: 50;
Thiếu tá: 52;
Trung tá: 54;
Thượng tá: 56;
Đại tá: 58;
Cấp Tướng: 60.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 05 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy Quân đoàn quy định tại điểm đ, điểm e và chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này
Hạn tuổi cao nhất của Thiếu tá quân đội phục vụ tại ngũ là 50 tuổi.
Đồng thời, tại Điều 36 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được bổ sung bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan như sau:
Điều 36. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan
Sĩ quan được nghỉ hưu khi:
1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
3. Hết tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại Điều 13 của Luật này nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ hưu
Như vậy, Thiếu tá quân đội phục vụ tại ngũ đến năm 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ hưu.
Ngoài ra, tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội có thể kéo dài khi quân đội có nhu cầu và sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện.
Tuổi nghỉ hưu có thể kéo dài thêm nhưng không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Thiếu tá quân đội về hưu năm bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)
Thời hạn xét thăng quân hàm đối với Thiếu tá quân đội là bao lâu?
Theo Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau
Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
[...]
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
[...]
Như vậy, thời hạn xét thăng quân hàm đối với Thiếu tá quân đội lên Trung tá là 4 năm.
Trường hợp nào Thiếu tá quân đội bị kéo dài thời hạn xét thăng quân hàm?
Theo Điều 19 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 trường hợp nào Thiếu tá quân đội bị kéo dài thời hạn xét thăng quân hàm bao gồm:
- Sĩ quan đến thời hạn xét thăng quân hàm mà chưa đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì được xét thăng quân hàm vào những năm tiếp theo.
- Trong thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỹ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách thì thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất một năm.
- Sĩ quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Từ ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại đúng không?
- Mẫu số 07 BB KTQĐXP biên bản về việc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thi hành trốn tránh trì hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Thông tư 39 như thế nào?
- Mẫu số 06 BB BGTVPT biên bản bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Thông tư 39 như thế nào?
- Cách ghi Mẫu 01 1 BK CNKD TMĐT Bảng kê chi tiết số thuế đã khấu trừ của hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử từ 1/7/2025 như thế nào?
- Nhà nước thu hồi đất bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi được không?