Tải file PDF Chuẩn định dạng dữ liệu điện tử Giấy chứng sinh Phụ lục 1 Quyết định 1898 ở đâu?
Tải file PDF Chuẩn định dạng dữ liệu điện tử Giấy chứng sinh Phụ lục 1 Quyết định 1898 ở đâu?
Chuẩn định dạng dữ liệu điện tử Giấy chứng sinh từ ngày 9/6/2025 được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 1898/QĐ-BYT năm 2025 như sau:
Tải về File PDF Chuẩn định dạng dữ liệu điện tử Giấy chứng sinh
Tải file PDF Chuẩn định dạng dữ liệu điện tử Giấy chứng sinh Phụ lục 1 Quyết định 1898 ở đâu? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh như sau:
Điều 2. Thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh
a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi;
b) Nhà hộ sinh;
c) Trạm y tế cấp xã;
d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Điều 2. Thủ tục cấp Giấy chứng sinh
a) Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01 hoặc Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
[...]
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh gồm:
- Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi;
- Nhà hộ sinh;
- Trạm y tế cấp xã;
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Không có Giấy chứng sinh có làm Giấy khai sinh cho con được không?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Như vậy, không có Giấy chứng sinh vẫn có thể làm Giấy khai sinh cho con. Việc đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp không có Giấy chứng sinh thì người đăng ký phải nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Ngoài ra, nếu khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
- Đề Ngữ văn THPT 2025 bao nhiêu câu?
- Sẽ xem xét cho cán bộ công chức nghỉ việc hưởng chế độ ngay nếu có nguyện vọng khi sắp xếp bộ máy theo Công văn 4177 đúng không?
- Không làm định danh mức 2 có sao không?
- Khi nào công bố xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025 sau phúc khảo?