Cơ cấu tổ chức bộ máy Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh như thế nào?

Cơ cấu tổ chức bộ máy Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh như thế nào? Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Cơ cấu tổ chức bộ máy Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy định 301-QĐ/TW năm 2025 Tải về về cơ cấu tổ chức bộ máy Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh như sau:

[1] Lãnh đạo Cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh

Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch thường trực, các phó chủ tịch kiêm người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội.

Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh từ 7 - 9 đồng chí, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động; 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Nông dân; 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, các đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách theo dõi, chỉ đạo theo lĩnh vực, địa bàn, công tác tập hợp các giai cấp, tầng lớp xã hội. Trước mắt do sắp xếp, hợp nhất thì giữ nguyên số lượng cấp phó chuyên trách của Cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; sau 5 năm, số lượng cấp phó thực hiện theo quy định.

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh là thủ trưởng cơ quan (trong trường hợp Phó Bí thư Tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thì đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ là Phó Chủ tịch Thường trực làm thủ trưởng cơ quan); Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các phó chủ tịch kiêm người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh là phó thủ trưởng cơ quan.

[2] Cơ quan tham mưu, giúp việc

Cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh được lập 9 - 10 ban, đơn vị tham mưu, giúp việc gồm:

(1) Văn phòng

(2) Ban Tổ chức, kiểm tra

(3) Ban Dân chủ, giám sát và phản biện xã hội

(4) Ban Công tác công đoàn

(5) Ban Công tác nông dân

(6) Ban Công tác đoàn và thanh thiếu nhi

(7) Ban Công tác phụ nữ

(8) Ban Công tác cựu chiến binh.

Căn cứ điều kiện thực tiễn, ban thưởng vụ tỉnh uỷ, thành uỷ quyết định thành lập 1 – 2 ban có tính đặc thù, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương, như: Ban công đoàn khu công nghiệp; ban dân tộc, tôn giáo; ban công tác hội quần chúng hoặc ban tuyên giáo, công tác xã hội.

[3] Đơn vị sự nghiệp

Việc thành lập, giải thể và xác định số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh do Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phối hợp với ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ quyết định, bảo đảm nguyên tắc tỉnh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tự chủ về tài chính theo Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh như thế nào?

Cơ cấu tổ chức bộ máy Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh như thế nào? (Hình từ Internet)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:

[1] Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp 2013, pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019.

[2] Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.

[3] Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 về ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:

Điều 11. Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Như vậy ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày 18 tháng 11 hằng năm.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức bộ máy Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng đồng chí Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Văn Tấn
9 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào