Toàn văn dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung đặc thù trong định giá nước sạch mới nhất như thế nào?
Toàn văn dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung đặc thù trong định giá nước sạch mới nhất như thế nào?
Ngày 9/6/2025, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung đặc thù trong định giá nước sạch.
Trong đó, căn cứ theo Điều 4 Dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung đặc thù trong định giá nước sạch quy định nguyên tắc định giá nước sạch như sau:
- Nguyên tắc định giá nước sạch thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Giá 2023; Thông tư 45/2024/TT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (sau đây gọi là Thông tư 45/2024/TT-BTC) và quy định tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung đặc thù trong định giá nước sạch.
- Giá nước sạch phải bảo đảm để các đơn vị cấp nước duy trì, phát triển, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng nước sạch.
- Giá nước sạch được xác định không phân biệt đối tượng sử dụng là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài.
Xem thêm chi tiết tại Toàn văn dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung đặc thù trong định giá nước sạch
* Trên đây là thông tin Toàn văn dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung đặc thù trong định giá nước sạch mới nhất như thế nào?
Toàn văn dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung đặc thù trong định giá nước sạch mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước định giá theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Giá 2023 nguyên tắc định giá của Nhà nước được quy định như sau:
- Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;
- Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Giá 2023 quy định về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá như sau:
Điều 21. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
1. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên;
c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình thức sau đây:
a) Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó;
b) Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó;
c) Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó;
d) Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó.
[...]
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình thức sau đây:
- Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó;
- Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó;
- Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó;
- Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó.

.jpg)
.jpg)




.jpg)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?
- Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thi công xây dựng 2025 là mẫu nào?
- Hạn mức tối đa dùng để khuyến mại về giá trị hàng hóa dịch vụ từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
- Mẫu số F01 - DNN bảng cân đối tài khoản nộp cho cơ quan thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa có dạng ra sao?
- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G22 như thế nào?