Barem điểm môn văn tuyển sinh lớp 10 như thế nào? Đối tượng tuyển sinh trung học phổ thông gồm những ai?
Barem điểm môn văn tuyển sinh lớp 10 như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về môn thi hoặc bài thi thứ ba như sau:
- Số môn thi, bài thi gồm: Toán, Ngữ văn và 01 (một) môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn 01 (một) trong 02 (hai) phương án sau:
+ Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 03 (ba) năm liên tiếp;
+ Bài thi thứ ba là bài thi tổ hợp của một số môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.
Theo đó, môn văn là 01 trong 02 môn bắt buộc đối với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trên cả nước. Theo đó mỗi tỉnh sẽ có mỗi cấu trúc đề thi khác nhau và barem điểm cũng khác nhau.
Dưới đây là barem điểm môn văn tuyển sinh lớp 10 của một số tỉnh như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh:
Căn cứ tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục 1 Thông báo 6286/TB-SGDĐT năm 2024 TP HCM về cấu trúc barem điểm môn văn tuyển sinh lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
Phần 1 (5,0 điểm): Đọc hiểu văn bản văn học và viết đoạn văn
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc hiểu
Câu 2 (2,0 điểm): Viết đoạn văn
Phần 2 (5,0 điểm): Đọc hiểu văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin và viết bài văn nghị luận xã hội
Câu 1 (1,0 điểm): Đọc hiểu
Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận xã hội
Thành phố Hà Nội:
Căn cứ tại tiết a tiểu mục 1 Mục 2 Phụ lục ban hành kèm Thông báo 2988/TB-SGDĐT Tải về TP Hà Nội về cách thức tính điểm môn ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
- Phần Đọc hiểu: 4,0 điểm;
- Phần Viết: 6,0 điểm;
- Tổng điểm tối đa toàn bài: 10 điểm.
...
*Trên đây là thông tin Barem điểm môn văn tuyển sinh lớp 10 của TP HCM và TP Hà Nội.
Barem điểm môn văn tuyển sinh lớp 10 như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng tuyển sinh trung học phổ thông gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về đối tượng tuyển sinh trung học phổ thông như sau:
Học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) tốt nghiệp trung học cơ sở, trong độ tuổi vào học lớp 10 theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Phúc khảo bài thi trong tuyển sinh THPT được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 13 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về phúc khảo bài thi trong tuyển sinh THPT như sau:
- Việc phúc khảo bài thi phải bảo đảm an toàn, bảo mật bài thi ở tất cả các khâu: rút bài thi, bàn giao bài thi, bảo quản bài thi, chấm phúc khảo bài thi; quy trình chấm phúc chấm phúc khảo thực hiện như quy trình chấm thi.
- Thành phần, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng phúc khảo bài thi thực hiện như thành phần, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng chấm thi quy định tại khoản 4 Điều 13 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT. Giám khảo của Hội đồng phúc khảo bài thi không trùng với giám khảo của Hội đồng chấm thi.
Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 năm 2025?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định những đối tượng sau sẽ được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh trung học phổ thông 2025:
Điểm ưu tiên được cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 (mười) đối với mỗi môn thi. Trong đó, nhóm 1: được cộng 2,0 điểm; nhóm 2 được cộng 1,5 điểm; nhóm 3 được cộng 1,0 điểm.
Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”;
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Nhóm đối tượng 2:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 %”.
Nhóm đối tượng 3:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người dân tộc thiểu số;
- Học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
.jpg)









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không?
- BHXH khu vực tại tỉnh Khánh Hoà từ 12/5/2025 là BHXH khu vực mấy, quản lý địa bàn nào?
- Hiến máu 450ml được bao nhiêu tiền?
- Bán hàng không xuất hóa đơn dự kiến bị phạt đến 100 triệu đồng đúng không?
- Mẫu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 70 như thế nào?