Danh mục nhiệm vụ triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59 NQ TW 2025 về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới chi tiết thế nào?
Danh mục nhiệm vụ triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59 NQ TW 2025 về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới chi tiết thế nào?
Ngày 31/5/2025, Chính phủ đã có Nghị quyết 153/NQ-CP năm 2025 triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Xem chi tiết Nghị quyết 153 NQ CP 2025 triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59 NQ TW 2025 về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới:
Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 153 NQ CP 2025, danh mục nhiệm vụ triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59 NQ TW 2025 về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới bao gồm:
[...]
Xem đầy đủ Danh mục nhiệm vụ triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59 NQ TW 2025 về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới:
Danh mục nhiệm vụ triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59 NQ TW 2025 về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới chi tiết thế nào? (Hình từ Internet)
Nghị quyết 22 NQ TW 2013 xác định mục tiêu hội nhập quốc tế là gì?
Căn cứ theo quy định tại Tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 22-NQ/TW năm 2013, mục tiêu hội nhập quốc tế phải nhằm:
- Củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân;
- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc;
- Tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì về hội nhập kinh tế quốc tế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 2 Nghị định 40/2025/NĐ-CP, ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ 2025, các quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Công Thương còn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn về hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể dưới đây:
- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bao gồm đàm phán mới, sửa đổi, mở rộng và nâng cấp các điều ước quốc tế này; đàm phán các thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thoả thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;
- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;
- Tổ chức, điều phối và giám sát các hoạt động của các tổ chức tham gia hội nhập kinh tế quốc tế theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?
- Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thi công xây dựng 2025 là mẫu nào?
- Hạn mức tối đa dùng để khuyến mại về giá trị hàng hóa dịch vụ từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
- Mẫu số F01 - DNN bảng cân đối tài khoản nộp cho cơ quan thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa có dạng ra sao?
- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G22 như thế nào?