Toàn văn Thông tư 07 2025 TT NHNN sửa đổi Thông tư 39/2024/TT-NHNN về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như thế nào?
Toàn văn Thông tư 07 2025 TT NHNN sửa đổi Thông tư 39/2024/TT-NHNN về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như thế nào?
Ngày 6/6/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 07/2025/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Xem chi tiết Toàn văn Thông tư 07 2025 TT NHNN sửa đổi Thông tư 39 2024 TT NHNN về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng:
Cụ thể, Thông tư 07 2025 TT NHNN sửa đổi Điều 1 Thông tư 39 2024 TT NHNN xác định phạm vi điều chỉnh của Thông tư 39/2024/TT-NHNN gồm:
- Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; hình thức kiểm soát đặc biệt;
- Quyết định kiểm soát đặc biệt; thông báo, công bố thông tin kiểm soát đặc biệt; thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt; ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc;
- Thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư 07/2025/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 6/6/2025.
Toàn văn Thông tư 07 2025 TT NHNN sửa đổi Thông tư 39/2024/TT-NHNN về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyết định kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2024/TT-NHNN, quyết định kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng bao gồm các nội dung dưới đây:
- Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Lý do đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.
- Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
- Hình thức kiểm soát đặc biệt, nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Họ, tên, chức danh từng thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt, Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt.
- Việc sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
- Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt; việc chuyển khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã thành khoản vay đặc biệt.
- Nội dung khác.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm gì trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 39/2024/TT-NHNN, trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng đó là:
- Cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đặt trụ sở chính, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- Cử người để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ định Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
- Tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt.
- Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt trong việc xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Thông tư 39/2024/TT-NHNN.
- Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt trong việc xây dựng, hoàn thiện phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt và đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại quỹ tín dụng nhân dân.
- Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền theo phương án phá sản đã được phê duyệt.

.jpg)
.jpg)




.jpg)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?
- Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thi công xây dựng 2025 là mẫu nào?
- Hạn mức tối đa dùng để khuyến mại về giá trị hàng hóa dịch vụ từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
- Mẫu số F01 - DNN bảng cân đối tài khoản nộp cho cơ quan thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa có dạng ra sao?
- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G22 như thế nào?