Ký tự G áp dụng đối với loại hóa đơn điện tử nào theo Thông tư 32?
Ký tự G áp dụng đối với loại hóa đơn điện tử nào theo Thông tư 32?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 32/2025/TT-BTC quy định như sau:
Điều 5. Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn
[...]
b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:
- Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;
- Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2025 thì thể hiện là số 25; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2026 thì thể hiện là số 26;
- Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H, X thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:
+ Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
+ Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử bán tài sản công và hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;
+ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh;
+ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền;
+ Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử;
+ Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử;
+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;
+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng;
+ Chữ X: Áp dụng đối với hóa đơn thương mại điện tử.
[...]
Theo đó, ký tự G trên hóa đơn điện tử theo Thông tư 32 áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng.
Ký tự G áp dụng đối với loại hóa đơn điện tử nào theo Thông tư 32? (Hình từ Internet)
Thời điểm lập hóa đơn được hiển thị theo định dạng nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm đ khoản 7 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Nội dung của hóa đơn
[...]
7. Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua, cụ thể:
a) Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).
b) Đối với hóa đơn điện tử:
Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều này.
8. Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
[...]
Theo đó, thời điểm lập hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
Định dạng hoá đơn điện từ gồm bao nhiêu thành phần?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 12. Định dạng hóa đơn điện tử
1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
2. Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
[...]
Theo đó, định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần:
- Thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử.
- Thành phần chứa dữ liệu chữ ký số
Lưu ý: Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bán hàng mẫu để thử nghiệm thì có phải lập hóa đơn không?
- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình E62 như thế nào?
- Mẫu Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng của tổ chức, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh khác địa bàn cơ quan thuế quản lý ra sao?
- Tải về mẫu quyết định công bố hoạt động bến thủy nội địa theo Quyết định 870 ở đâu?
- Mẫu Tổng hợp danh sách thanh niên xung phong đã được giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần từ 1/7/2025 là mẫu nào?