Toàn văn Thông tư 35 2025 TT BCT sửa đổi Thông tư 30/2018/TT-BCT về kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Toàn văn Thông tư 35 2025 TT BCT sửa đổi Thông tư 30/2018/TT-BCT về kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Ngày 2/6/2025, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 35/2025/TT-BCT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo và Thông tư 42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành.
Xem chi tiết Toàn văn Thông tư 35 2025 TT BCT sửa đổi Thông tư 30 2018 TT BCT về kinh doanh xuất khẩu gạo:
Thông tư 35 2025 TT BCT sửa đổi Thông tư 30 2018 TT BCT về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực thi hành từ ngày 18/7/2025.
Xem thêm: Xác định quyền kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định pháp luật như thế nào?
Toàn văn Thông tư 35 2025 TT BCT sửa đổi Thông tư 30/2018/TT-BCT về kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào? (Hình từ Internet)
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1, Điều 2 Nghị định 01/2025/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có các trách nhiệm dưới đây:
- Báo cáo ngay bằng văn bản với Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã kê khai để được cấp Giấy chứng nhận khi không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh hoặc khi có thay đổi về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
- Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo trong kỳ báo cáo.
- Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng báo cáo Bộ Công Thương, Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho, có cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo đồng thời sao gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.
- Báo cáo định kỳ theo quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc xây dựng vùng nguyên liệu. Báo cáo định kỳ thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
- Tích cực triển khai xây dựng vùng nguyên liệu theo chính sách của Nhà nước; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình triển khai xây dựng vùng nguyên liệu với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan theo quy định.
- Căn cứ quy định của Nghị định 107/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương quy định cụ thể chế độ báo cáo của thương nhân quy định tại Điều này theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo thuận lợi cho thương nhân thực hiện.
Bộ Công Thương có trách nhiệm gì về kinh doanh xuất khẩu gạo?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 01/2025/NĐ-CP, trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, ngoài trách nhiệm được quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương còn có trách nhiệm sau:
- Tổ chức thực hiện chương trình phát triển hoạt động ngoại thương, xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo và sản phẩm chế biến từ gạo để nâng cao giá trị, chất lượng và thương hiệu gạo Việt Nam, đảm bảo tính chủ động, có trọng tâm, trọng điểm trong quản lý, điều hành mặt hàng gạo và sản phẩm chế biến từ gạo.
Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, đàm phán, ký kết các bản thỏa thuận về thương mại gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân và các cơ quan, tổ chức liên quan; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát việc phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung của Hiệp hội Lương thực Việt Nam được công khai, minh bạch và theo đúng các quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 107/2018/NĐ-CP;
- Hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.

.jpg)
.jpg)




.jpg)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
- Không làm định danh mức 2 có sao không?
- Khi nào công bố xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025 sau phúc khảo?
- Nguồn tài chính cho phòng chống ma túy lấy ở đâu theo Luật Phòng, chống ma túy?
- Tải về phụ lục thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực Nội vụ từ 01/07/2025 ở đâu?