Quy định mới về chụp ảnh khi công chứng theo Nghị định 104 như thế nào?

Quy định mới về chụp ảnh khi công chứng theo Nghị định 104 như thế nào?

Quy định mới về chụp ảnh khi công chứng theo Nghị định 104 như thế nào?

Tại Điều 46 Nghị định 104/2025/NĐ-CP có quy định về chụp ảnh khi công chứng như sau:

- Việc chụp ảnh công chứng viên chứng kiến việc ký văn bản công chứng theo quy định sau đây, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào từng trang của giao dịch trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Công chứng 2024 và trường hợp người yêu cầu công chứng không ký được và không điểm chỉ được. Việc ký văn bản công chứng điện tử thực hiện theo quy định của Chính phủ.

+ Việc ký văn bản công chứng trước sự chứng kiến của công chứng viên phải được chụp ảnh và lưu trữ trong hồ sơ công chứng.

Lưu ý: Chụp ảnh khi công chứng phải đáp ứng các yêu cầu về ảnh chụp sau đây:

- Nhận diện được người ký văn bản công chứng và công chứng viên thực hiện việc công chứng;

- Rõ ràng, sắc nét, không dễ bay màu hoặc phai mực; không được cắt ghép, chỉnh sửa, thêm, bớt chi tiết hoặc bối cảnh;

- Được in màu hoặc đen trắng trên giấy A4; trường hợp sử dụng giấy in ảnh chuyên dụng thì kích thước ảnh tối thiểu là 13cm x 18cm.

- Trường hợp việc điểm chỉ được thực hiện thay cho việc ký thì ảnh chụp công chứng viên chứng kiến việc điểm chỉ cũng được thực hiện theo quy định này.

- Trường hợp việc công chứng có người làm chứng, người phiên dịch thì việc chụp ảnh người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ trước sự chứng kiến của công chứng viên được thực hiện theo quy định này.

- Trường hợp có nhiều người tham gia giao dịch ký văn bản công chứng tại cùng một thời điểm và cùng một địa điểm thì có thể chụp ảnh từng người ký trước sự chứng kiến công chứng viên hoặc chụp ảnh chung tất cả những người ký trước sự chứng kiến công chứng viên; ảnh chụp phải bảo đảm các yêu cầu quy định này.

Trường hợp nhiều người tham gia giao dịch ký văn bản công chứng tại các thời điểm hoặc địa điểm khác nhau thì chụp ảnh người ký văn bản công chứng trước sự chứng kiến của công chứng viên tại các thời điểm hoặc địa điểm tương ứng; ảnh chụp phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều này.

- Ảnh chụp là một thành phần của hồ sơ công chứng, chỉ được lưu trữ và sử dụng theo quy định pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng.

- Trường hợp người yêu cầu công chứng và công chứng viên thấy cần thiết thì có thể quay phim quá trình diễn ra việc các bên tham gia giao dịch ký văn bản công chứng; tư liệu hình ảnh là một thành phần của hồ sơ công chứng, chỉ được lưu trữ và sử dụng theo quy định pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng.

- Quy định về chụp ảnh quy định tại Điều này được áp dụng đối với quy trình công chứng điện tử quy định tại Mục 2 của Chương 5 Nghị định 104/2025/NĐ-CP.

Trên đây là thông tin "Quy định mới về chụp ảnh khi công chứng theo Nghị định 104 như thế nào? "

Quy định mới về chụp ảnh khi công chứng theo Nghị định 104 như thế nào?

Quy định mới về chụp ảnh khi công chứng theo Nghị định 104 như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi nào điểm chỉ có thể được thực hiện đồng thời với việc ký trong văn bản công chứng?

Tại Điều 50 Luật Công chứng 2024 có quy định về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:

Điều 50. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
[...]
2. Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào văn bản giao dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong văn bản giao dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
Việc đăng ký chữ ký mẫu được thực hiện trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc bằng văn bản chính thức có chữ ký trực tiếp của người đăng ký và đóng dấu của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó.
3. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng vân tay của ngón trỏ phải; nếu không sử dụng được vân tay của ngón trỏ phải thì sử dụng vân tay của ngón trỏ trái; trường hợp không thể sử dụng vân tay của 02 ngón trỏ đó thì sử dụng vân tay của ngón khác và công chứng viên phải ghi rõ trong lời chứng việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng vân tay của ngón nào, của bàn tay nào để điểm chỉ.
4. Việc điểm chỉ có thể được thực hiện đồng thời với việc ký trong những trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Như vậy, điểm chỉ có thể được thực hiện đồng thời với việc ký trong văn bản công chứng khi:

- Công chứng di chúc;

- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Việc đánh số trang, đóng dấu giáp lai trong văn bản công chứng được quy định như thế nào?

Tại Điều 51 Luật Công chứng 2024 có quy định việc đánh số trang, đóng dấu giáp lai trong văn bản công chứng như sau:

- Văn bản công chứng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự, bắt đầu từ số 1 tại trang thứ nhất của giao dịch và liên tục cho đến trang cuối cùng của lời chứng.

- Văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.

- Việc đánh số trang, xác nhận tính toàn vẹn của văn bản công chứng điện tử thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Hành nghề công chứng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hành nghề công chứng
Hỏi đáp Pháp luật
Tải 36 mẫu tại Phụ lục Thông tư 05/2025/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2025, có được công chứng ngoài trụ sở hành nghề công chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về chụp ảnh khi công chứng theo Nghị định 104 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian đăng tải công khai quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc hành nghề công chứng là nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo 171: Không yêu cầu sao y, công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Quyết định 148 QĐ HĐCCVTQ về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
02 trường hợp tạm đình chỉ hành nghề công chứng được chấm dứt trước thời hạn từ 01/07/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hành nghề công chứng
Lương Thị Tâm Như
63 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào