Công văn 2964 BTP PB&TG: Tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam ngày 9/11/2025?
Công văn 2964 BTP PB&TG: Tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam ngày 9/11/2025?
Ngày 28 tháng 5 năm 2025, Bộ Tư pháp ban hành Công văn 2964/BTP-PB&TG năm 2025 hướng dẫn một số nội dung thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Theo đó, việc tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09 tháng 11 năm 2025 (Ngày Pháp luật Việt Nam) cụ thể như sau:
Để Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2025 được thực hiện sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đề nghị các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương căn cứ điều kiện thực tiễn chủ động, linh hoạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với định hướng sau đây:
- Về nội dung:
+ Gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2025 với triển khai các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trong đó tập trung quán triệt sâu sắc các Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 về phát triển kinh tế tư nhân;
+ Xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật trong cán bộ, Nhân dân;
+ Tiếp tục nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Các chủ trương, chính sách thực hiện sắp xếp, tinh gọn, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy;
+ Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 (sau khi được Quốc hội thông qua) và các văn bản pháp luật quan trọng được ban hành trong năm 2025.
- Về hình thức:
+ Gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trọng tâm là triển khai các hoạt động hưởng ứng thiết thực, phù hợp, cụ thể, hướng mạnh về cơ sở;
+ Tăng cường truyền thông, ứng dụng chuyển đổi số trong truyền thông, PBGDPL, đẩy mạnh PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội;
+ Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, hoạt động thanh niên tình nguyện, giáo dục pháp luật ngoại khóa; lồng ghép trong các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở.
- Về chủ đề Ngày Pháp luật năm 2025: “Xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội, nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật của mọi người dân, tổ chức”.
Trên cơ sở chủ đề chung, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương chủ động xác định khẩu hiệu cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2025 bắt đầu từ ngày 10/10/2025 đến ngày 08/11/2025.
Xem thêm chi tiết tại: Công văn 2964/BTP-PB&TG năm 2025
Công văn 2964 BTP PB&TG: Tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam ngày 9/11/2025? (Hình từ Internet)
Ngày Pháp luật Việt Nam có thể được tổ chức dưới mấy hình thức?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật như sau:
Điều 6. Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
1. Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
a) Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
b) Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
d) Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
đ) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
e) Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
a) Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;
b) Thi tìm hiểu pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
d) Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Như vậy, Ngày Pháp luật Việt Nam có thể được tổ chức dưới 04 hình thức sau:
[1] Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;
[2] Thi tìm hiểu pháp luật;
[3] Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
[4] Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật như sau:
Điều 7. Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật
1. Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
a) Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;
b) Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.
[...]
Như vậy, Bộ Tư pháp là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam hằng năm trong phạm vi cả nước.







.jpg)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bảng kê số thuế nhập khẩu phải nộp theo Thông tư 39 như thế nào?
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ được xác định như thế nào?
- Trường hợp thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng từ 01/7/2025 như thế nào?
- Trường hợp nào hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá?
- Hướng dẫn Cơ quan thuế lập dự toán NSNN năm 2025 theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ra sao?